VNCH từ 1960-1975, trong lúc cọng sản Bắc Việt ngày đêm không ngớt tấn công gây chiến khắp mọi miền đất nước, làm cho đồng bào lầm than, người lính ngày đêm thương vong, chết tủi. Rồi cũng nhờ máu xương của lính mua thêm thời gian tồn tại của VNCH, nên mới có phản chiến, xuống đường, đêm bàn thờ Phật ra phố chợ, làm ô uế bậc thần linh tôn kính. Tóm lại chính vì miền Nam quá tự do, cho nên mới có đất, để bọn Hippy tại Mỹ, qua cái gọi là The Beatles, múa may cuồng ngạo. Mới có trí thực vô hồn không óc, chạy theo Bertraud Russell, Jean Paul Sartre, Herbert Marcuse.. tuy ăn cơm và sống nhờ bàn tay che chở của người lính Quốc Gia, lại lợi dụng tự do, dân chủ, công khai tán tụng cọng sản xâm lăng Hà Nội, hô hào hòa bình giả mạo, bắt quân dân miền Nam buông súng đầu hàng kẻ thù.
Cũng vì tự do dân chủ, mới có thơ văn và âm nhạc phản chiến, công khai chống lại chính phủ mình. Mới có Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Trung, Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Chân Tín., Lý Chánh Trung... Mới có Hành Trình, Ðất Nước, Tin Văn, Trình Bày, Ðối Diện, Vấn Ðề.. mới có một số lớn con cái của các cán bộ tập kết ra Bắc, để vợ con ở lại sống bằng sự chắt chiu đùm bọc của người Miền Nam. Tới khi trưởng thành, lại trở mặt, nằm vùng chống lại người ơn của mình, mà điển hình nhất là Phi Công Nguyễn Thành Trung trong KQ/VNCH, hiện đang múa may quay cuồng , không có một chút gì là hổ thẹn và hối hận.
Ngày 22-5-1974 Hạ Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng ngân sách viện trợ , cho VNCH tài khóa năm 1975. Cuối tháng 10-1974 trước bất lợi của VNCH, nên CSBV quyết định cưỡng chiếm miền Nam bằng quân sự. Và trong lúc non nước nguy khốn với thù trong giặc ngoài, thì trí thức miền Nam qua báo chí, rầm rộ biểu tình chống chính phủ, đòi tổng thống từ chức. Ngày 10-10-1974 lại ký giả đi ăn mày, do Vũ Hạnh, Kiên Giang (Hà Huy Hà), Nguyễn Văn Bổng giựt dây xúi giục. Trong lúc giặc Bắc đã mở màn cuộc xâm lăng, bằng trận đánh lớn đầu tiên chiếm Thượng Ðức ( Quảng Nam) sau khi đã cùng Mỹ, trân trọng ký vào bản hiệp ước ngưng chiến, để mang lại hòa bình tại hai miền VN.
‘ Không ai có thể tắm hai lần dưới cùng một dòng sông ‘ . Bởi vậy sau ngày 30-4-1975, VN hoàn toàn bị cọng sản nhuộm đỏ, đã không còn biểu tình, chống đối, cho nên đảng cầm quyền một trời một chợ, bán đất nhượng biển, tham nhũng, cướp của giết người, đẩy hơn 80 triệu dân VN vào cảnh đói khổ lầm than, gây nên đại họa thiên cổ, mà không một sử gia hay chữ nghĩa nào, ghi cho hết được.
Nhìn cảnh đời dâu bể, nổi khổ đau trầm thống của dân nước trước uất hận trùng trùng, chúng ta mới thấy thấm thía về những nhận xét của cố TT Nguyễn Văn Thiệu trước tháng 5-1975 : ‘ Ðừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm hay Ðất nước còn thì còn tất cả ‘ . Ngoài ra Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia sau 34 năm sống lưu vong trên đất Mỹ, cũng đã có một nhận xét ‘ Ðừng tin tài liệu của cái gọi là CIA viết về chiến tranh VN, mà hãy nhìn những gì người Mỹ đã làm tại VNCH ‘ .
Cũng vì tự do dân chủ, mới có thơ văn và âm nhạc phản chiến, công khai chống lại chính phủ mình. Mới có Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Trung, Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Chân Tín., Lý Chánh Trung... Mới có Hành Trình, Ðất Nước, Tin Văn, Trình Bày, Ðối Diện, Vấn Ðề.. mới có một số lớn con cái của các cán bộ tập kết ra Bắc, để vợ con ở lại sống bằng sự chắt chiu đùm bọc của người Miền Nam. Tới khi trưởng thành, lại trở mặt, nằm vùng chống lại người ơn của mình, mà điển hình nhất là Phi Công Nguyễn Thành Trung trong KQ/VNCH, hiện đang múa may quay cuồng , không có một chút gì là hổ thẹn và hối hận.
Ngày 22-5-1974 Hạ Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng ngân sách viện trợ , cho VNCH tài khóa năm 1975. Cuối tháng 10-1974 trước bất lợi của VNCH, nên CSBV quyết định cưỡng chiếm miền Nam bằng quân sự. Và trong lúc non nước nguy khốn với thù trong giặc ngoài, thì trí thức miền Nam qua báo chí, rầm rộ biểu tình chống chính phủ, đòi tổng thống từ chức. Ngày 10-10-1974 lại ký giả đi ăn mày, do Vũ Hạnh, Kiên Giang (Hà Huy Hà), Nguyễn Văn Bổng giựt dây xúi giục. Trong lúc giặc Bắc đã mở màn cuộc xâm lăng, bằng trận đánh lớn đầu tiên chiếm Thượng Ðức ( Quảng Nam) sau khi đã cùng Mỹ, trân trọng ký vào bản hiệp ước ngưng chiến, để mang lại hòa bình tại hai miền VN.
‘ Không ai có thể tắm hai lần dưới cùng một dòng sông ‘ . Bởi vậy sau ngày 30-4-1975, VN hoàn toàn bị cọng sản nhuộm đỏ, đã không còn biểu tình, chống đối, cho nên đảng cầm quyền một trời một chợ, bán đất nhượng biển, tham nhũng, cướp của giết người, đẩy hơn 80 triệu dân VN vào cảnh đói khổ lầm than, gây nên đại họa thiên cổ, mà không một sử gia hay chữ nghĩa nào, ghi cho hết được.
Nhìn cảnh đời dâu bể, nổi khổ đau trầm thống của dân nước trước uất hận trùng trùng, chúng ta mới thấy thấm thía về những nhận xét của cố TT Nguyễn Văn Thiệu trước tháng 5-1975 : ‘ Ðừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm hay Ðất nước còn thì còn tất cả ‘ . Ngoài ra Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia sau 34 năm sống lưu vong trên đất Mỹ, cũng đã có một nhận xét ‘ Ðừng tin tài liệu của cái gọi là CIA viết về chiến tranh VN, mà hãy nhìn những gì người Mỹ đã làm tại VNCH ‘ .
Theo các tài liệu hiện hành, TT Thiệu sinh ngày 5-4-1923 tại Tri Thủy, làng Khánh Hải quận Thanh Hải tỉnh Ninh Thuận (Trung phần). Nhưng cũng có nguồn tin, đa số phát xuất từ những người chống đối, cho rằng Ông Thiệu vì tin vào các quân sư bói toán thân cận, nên đã đổi lại ngày sinh là 25-12-1924 dương lịch, nhằm ngày 18-11 năm Giáp Tý. Thật ra trong thời kỳ nhiễu nhương tại VN, việc khai trồi sụt tuổi so với năm sinh, là một việc quá đỗi bình thường Tóm lại, về thân thế của TT Thiệu, hiện cũng có nhiều tài liệu đề cập tới nhưng tựu trung đều viết, Ông xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng cũng đã theo học hết các bậc tiểu và trung học tại Thị Xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Sau đó vào Sài Gòn, học Trường Kỹ Thuật Ðổ Hữu Vị (sau đổi là trường Cao Thắng) và cuối cùng là Trường Hàng Hải Dân Sự., đồng môn với Chung Tấn Cang ( Tư lệnh Hải Quân VNCH).
Theo Nguyễn Khắc Ngữ, trong tác phẩm ‘ Những ngày cuối cùng của VNCH ‘, xuất bản sau năm 1975 tại Canada, thì ông Thiệu :
- 1948, theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ Quan Ðập Ðá ( Huế). Căn cứ vào kỷ yếu của Trường Vỏ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, thì khóa này chính là Khóa 1 Phan Bội Châu của trường. Năm đó khóa này có 63 SVSQ theo học và thủ khoa là tướng Nguyễn Hữu Có, người mà mới đây, được VC cho lên đài truyền hình phỏng vấn, cùng với Nguyễn Hữu Hạnh.. trong dịp kỷ niệm 30 năm, mừng VN được sống trong thiên đàng xã nghĩa, sau khi đất nước đã chấm dứt chiến tranh., do bọn Việt gian của Ðài Voa, từ Canada về thực hiện, bợ đit VC kiếm cơm.
- 1949 mãn khóa, Ông Thiệu về phục vụ tại Miền Tây Nam Phần, rồi được sang tu nghiệp quân sự tại Coequidan. Ông cũng đã phục vụ trong các đơn vị tác chiến, của Quân Ðội Quốc Gia tân lập, tại Hưng Yên (Bắc Phần), do Trung Tá Dương Quý Phàn chỉ huy. Lúc đó, cùng chung đơn vị có Cao Văn Viên, cả hai mang cấp bậc Trung Úy.
- 1955 là Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh tại Huế.
- 1958 thăng cấp Trung Tá, là Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.
- Ðược theo tu nghiệp các khóa quân sự cao cấp về tham mưu, chính trị tại các quân trường của Hoa Kỳ như Port Leavenwort, Fort Blifs cũng như Okinawa (Nhật).
-1959 tới 1963 : Tư lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, đồn trú tại Biên Hòa.
-1/11/1963 tham dự cuộc binh biến và được thăng Thiếu Tứớng, làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV.
- Ngày 18/1/1965 thăng Trung Tướng, là Ðệ Nhị Phó Thủ Tướng trong Nội Các Trần Văn Hương.
- Ngày 19-6-1965, quân đội VNCH chánh thức đổi thành Quân Lực VNCH và ngày đó đã trở thành NGÀY QUÂN LỰC hằng năm cho tới nay, dù Miền Nam đã bi cọng sản Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm tháng 5-1975. Ngày này, Trung Tướng Thiệu, được Hội Ðồng Quân Lực, cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia (Quốc Trưởng).
-Ngày 4/9/1967 đắc cử Tổng Thống Ðệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam. Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ là Phó Tổng Thống. Trong nhiệm kỳ này, chính phủ VNCH đã thực thi được nhiều cải cách quan trọng về giáo dục, nông nghiệp.
- Tháng 4/1972 tái đắc cử Tổng Thống lần thứ hai, cụ Trần Văn Hương là Phó Tổng Thống.
- Từ đầu năm 1973, qua áp lực cúp viện trợ đồng thời với những bức thơ của Tổng Thống Mỹ là Nixon, hứa hẹn sẽ yểm trợ và can thiệp khi VC xâm lăng Miền Nam, nên TT Thiệu đã bắt buộc, ký vào Bản Hiệp Ước Ngưng Bắn tháng 2-1973, dù đã biết rõ ràng đây là văn tự mà người Mỹ ký bán VNCH cho khối cọng sản quốc tế, để đánh đổi quyền lợi của nước mình.
-Ngày 26/3/1973 TT.Thiệu ban hành Luật Người Cầy Có Ruộng. Cũng từ đó cho tới lúc tàn cuộc chiến, người Mỹ đã gần như chính thức bỏ rơi miền Nam. TT Thiệu trước cảnh thù trong giặc ngoài, thêm CIA và điệp viên cọng sản nằm vùng ngay trong Dinh Ðộc Lập phá hoại, nên đã phải từ chức vào lúc 19 giờ 30 đêm 21-4-1975. Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế nhưng cũng chỉ được vài ngày, rồi giao việc nước lại cho Ðại Tướng Dương Văn Minh, để ông đầu hàng cọng sản vào trưa ngày 30-4-1975.
-Ðêm 26-4-1975, TT Thiệu cùng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, được Hoa Kỳ giúp đỡ phương tiện, di tản tới Ðài Loan. Sau đó Ông tới định cư ở Anh Quốc và cuối cùng cư ngụ tại Boston-Hoa Kỳ.
-Ngày 29/9/2001 Ông ngã bệnh và qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Qua lời kể của Băng Ðình, cựu trưởng phái đoàn báo chí Phủ Tổng Thống, trên tạp chí Thế Giới Ngày Nay số 168 và Thiếu Tá Châu Bích, từng phục vụ nhiều năm tại Dinh Ðộc Lập, hiện sống tại Hạ Uy Di. Cả hai đều có nhiều cơ hội gần gũi với vị nguyên thủ quốc gia, khi công tác, thì TT Thiệu là người có tính tình rất bình dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển PhanRang-Phan Thiết, không cần màu mè, mà chỉ muốn nói sao cho mọi người mọi giới, thông cảm là đủ rồi. Nhưng ngược lại khi muốn phổ biến văn bản tới quốc dân, cũng như người ngoại quốc , ông lại tỉ mỉ cẩn thận từ nội dung tới hình thức. Ông rất coi trọng thể diện quốc gia và cá nhân, nhất là không bao giờ sử dụng ngoại ngữ dù ông rất giỏi, chứ không phải như những tin đồn ác ý, nói vì sợ ám sát nên ông rất sợ và lệ thuộc người Mỹ trong mọi phương diện.
Thật sự hoàn toàn trái ngược, căn cứ theo những nguồn tư liệu ghi lại, thái độ của TT Thiệu đối với TT Nixon, trong các cuộc Họp Thượng Ðỉnh tại Honolulu và Midway.. Nhưng quyết liệt nhất là đối với Kissinger tại Dinh Ðộc Lập, khi đương sự tới Sài Gòn vào những ngày cuối năm 1972, để bắt buộc VNCH ký vào bản hiệp ước ngưng bắn. Tóm lại, TT Thiệu là một trong những nhà lãnh đạo VNCH, có lập trường kiên quyết chống cọng sảnxăm lăng Bắc Việt.
Như các phóng viên chiến trường ngày nay, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ngày xưa, luôn chứng tỏ là một tướng lãnh gan lỳ , biết chia xẻ với đồng đội nhũng hiểm nguy nơi chiến trường. Bởi vậy ông luôn có mặt ngay trong những miền lửa khói, đẫm máu và tàn bạo nhất trong quân sử VN và thế giới, giữa lúc vừa tạm ngưng tiếng súng , bom đạn, pháo kích như hồi Tết Mậu Thân (1968), Mùa hè đỏ lửa 1972 tại Trị-Thiên, Bình Ðịnh, Kon Tum, An Lộc.. và nhiều địa danh hiểm ác nhất, khắp bốn vùng chiến thuật, tại miền nam VN, trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975). Cảm động nhất đối với tâm tư của những người lính trận, trẻ tuổi xa nhà, là gần như tất cả các dịp xuân về, ông đều tới các tiền đồn nguy hiểm, xa xôi hẻo lánh hay các đơn vị nghĩa quân, để cùng ăn tết với họ, giữa bom đạn thay tiếng pháo mừng xuân. Thử đếm trên đầu ngón tay, suốt cuộc chiến, đã có bao nhiêu vị tướng lãnh miền nam,, dám đem cái sinh mạng kim cương vàng ròng, để giỡn mặt với tử thần như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ? Họa chăng mới thấy có một người, cũng gan lỳ liều lĩnh như vậy : Ðó là Ðại tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận, từ cuối năm 1969 cho tới đêm 18 tháng 4-1975.
Chính những điều kể trên, khiến cho những người lính già VNCH, từng chiến đấu ngoài mặt trận lúc đó, nay may mắn được sống sót, sau khi đã nếm đủ đắng cay nhục hận, nơi mười hai tầng địa ngục trong cõi thiên đàng xã nghĩa VN.. càng thấy gần gũi hơn với vị lãnh đạo của mình, ít ra trong việc ông đã cùng đồng chung chịu khổ với người lính trận tại chốn sa trường.
Ngày nay qua núi sử liệu mọi phía được công khai mở rộng và quan trong nhất là mới đây, những nhân vật từng có liên hệ tới cuộc chiến VN, trong cũng như ngoài nước, bạn hay thù như TT Nixon, ngoại trưởng Kissinger, Hoàng Ðức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Phú Ðức, Lâm Lễ Trinh, Bùi Tín, Võ văn Kiệt, Lý Quý Chung.. giúp ta thẩm định lại, một cách công bằng và can đảm, khi xuống bút ghi lại những lầm lỗi to lớn của ông, vào những giờ phút nguy ngập của đất nước, như bất nhất ra lệnh bỏ cao nguyên, Huế-Ðà Nẳng, triệt thoái QDI-II.. làm tan vỡ nửa lực lượng quân đội và mất vào tay giặc hơn 3/4 lãnh thổ.
Nhưng tệ nhất là ông cũng giống như các đại tướng Viên, Khiêm.. không dám ở lại cùng lính và dân, khi ‘ thành mất thì chủ tướng phải chết theo thành’, để muôn đời sống trong thanh sử như các vi nam nữ anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Lê Lai, Võ Tánh, Ngô Tùng Chu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỷ, Hồ Ngọc Cẩn.. như lời hứa hẹn trong buổi lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống VNCH cho Phó TT. Trần văn Hương.
Sau rốt, dù tài liệu có hé mở cách nào chăng nửa, việc bắt từ chức và bỏ nước ra đi của TT Thiệu, cho tới nay còn khuya các sử gia biết hết sự thật, ngoại trừ các chóp bu Mỹ trong Tòa Bạch Ốc, ông Thiệu, Cụ Hương, ông Dương văn Minh, mới có đủ tư cách và thẩm quyền trả lời. Tiếc thay người Mỹ có bao giờ thành thật để ai tin ?còn tất cả các vị trên nay đã trở thành người thiên cổ, không nói được và cũng không lưu lại cho hậu thế một lời nào. Riêng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì vẫn như thuở nào, im lặng mặc cho miệng đời dị nghị. Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên có nói và viết nhiều, nhưng cũng chỉ là cái tôi muôn đời nay ai cũng biết.
Tóm lại theo Nguyễn Văn Ngân, nguyên phụ tá chính trị lâu năm tại Phủ Tổng Thống, một cộng sự thân tín,dù đã bị chính ông Thiệu bắt giam, vì nghi kỵ phản bội,cũng vẫn phát biểu rằng ‘ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong mười năm tại Dinh Ðộc Lập, đâu có khác gì ngồi trên bàn chông núi đao, vì luôn luôn phải đối phó với thù trong giặc ngoài và chính cả những người thân tín quanh mình, mà một số không ít, nếu chẳng là điệp viên của đệ tam cọng sản Hà Nội nằm vùng, thì cũng làm việc cho CIA Mỹ hay bọn gian thương bất lương Ba Tàu Chợ Lón. Tất cả đã cùng hiệp đảng với đồng đô la viện trợ, góp phần lớn làm sụp đổ VNCH ‘.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 9-2009
MƯỜNG GIANG
No comments:
Post a Comment