Wednesday, September 30, 2009

Kissinger / Bán Đứng Miền Nam



NHÂN LẦN GIỖ THỨ VIII CỐ TT NGUYỄN VĂN THIỆU
NHỚ LẠI CHUYỆN KISSINGER BÁN ÐỨNG VNCH CHO CS BẮC VIỆT

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Theo hầu hết các sử gia cận đại, thì cái hệ lụy bi thảm mà Hoa Kỳ hứng chịu hôm nay khi phải đối đầu với Hồi giáo cực đoan, Iraq, Iran, Trung Cộng, Bắc Hàn.. cũng như sự quay lưng của các đồng minh trung thành lâu đời như Pháp, Ðức, Arab Saudi, Thổ nhỉ Kỳ, Nam Hàn, Phi luật Tân, Nam Dương.. đều do chính sách sai lầm có chủ ý của Kissinger khi nắm quyền, hoàn toàn chỉ nghĩ tới Do Thái và bọn siêu quyền lực tư bản, thời nào cũng nắm quyền sinh sát nhân loại.

Trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975, cộng sản quốc tế Hà Nội đã thu được nhiều thắng lợi qua hai hiệp định Genève 1954 và Ba Lê 1973. Cả hai đều giả mạo do ngoại bang dàn dựng trước cái gọi là tố chức Liên Hiệp Quốc thời nào cũng bất xứng vô thực. Ðây mới chính là một trong những yếu tố then chốt, đã dẫn tới thảm kịch VN mà theo các sử gia đều quy cho Kissinger : ‘ tội bán đứng VNCH cho cọng sản Bắc Việt bằng đủ mọi cách dàn dựng lên một hiệp định hòa bình giả mạo, được ký ngày 27-1-1973 tại Ba Lê ‘.Tất cả vở hài kịch trên từ đầu tới cuối chỉ do Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội tự soạn tự diễn mà không hề đếm xỉa tới dân tộc VN.

Sau năm 1975 tất cả âm mưu đen tối trên lần lượt bị lột trần ra ánh sáng, qua các tác phẩm do chính những nhân vật trong cuộc kể lại trong ‘ Bí mật Dinh Ðộc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng, Những lá thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, Tài liệu của Giáo Sư Stephen Young chuyên gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Hồ sơ mật của Hoàng Ðức Nhã cựu Tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của TT.Thiệu và mới nhất là tác phẩm No peace no honor của Sử gia Larry Berman ‘.Tất cả đều đồng thanh gay gắt lên án và luận tội Nixon-Kissinger, đã lường gạt cũng như phản bội dân chúng Hoa Kỳ và VNCH.

Nhưng xác thực hơn hết cũng vẫn là những lời tuyên bố huênh hoang sau năm 1975 của Lê Ðức Thọ, Nguyễn thị Bình, Lưu văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ.. và chính miệng Kissinger qua những hồi ký đã xuất bản như ‘ Năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) thế nhưng mai mỉa nhất vẫn là Bí Lục Kissinger (The Kissinger Transcripts), trong đó ngoài Ðông Dương bị bán đứng, cả Liên Xô cũng là nạn nhân bi thảm trong canh bạc thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Trung-Nga.

Ngày nay qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cọng sản, mặt thật của Bắc Việt đang đô hộ VN và cái liêm sỉ của đống núi sách vở trong và ngoài nước viết về cuộc chiến VN, phần lớn nhắm mắt hót theo tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng có sẵn khắp các thư viện quốc tế. Bao nhiêu đó cũng đủ cho ta thẩm định về tính chất phiến diện thiếu công bằng của một số trí thức có bằng cấp cao nhưng cạn kiệt hồn nước và tình người.

Cũng từ đó để chúng ta, những người dân đen đến lúc phải tỉnh mộng, chấm dứt việc giao phó trách nhiệm đối với non nước và sinh mệnh mình cho bất cứ ai không xứng đáng và tín nhiệm, dù họ đang nhân danh bất cứ một thứ gì. Càng nhớ càng thêm thê thảm tủi nhục cho chính bản thân mình, một dân tộc nhược tiểu, luôn bị bán đứng và dầy vò trong suốt thế kỷ, qua hai cái vỏ quốc gia rồi cọng sản. Bao chuc năm rồi nhưng không bao giờ quên được lời tuyên bố chát chua máu lệ của ông Trần Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Ðốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Ðộc Lập trưa 30-4-1975 :” Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn nên làm bạn với cọng sản , ít ra còn được che chở và giúp đỡ “.Ðây là lời cảnh tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước.

1 - NGƯỜI MỸ LÀM GÌ TẠI VNCH ?

Tuy chiến tranh đã kết thúc từ lâu và cọng sản Bắc Việt ngay từ ngày 1-5-1975 qua Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng... đã công khai xác nhận XÂM LƯỢC MIỀN NAM, còn Mặt Trận Giải Phóng chỉ là một phần Ðảng Bộ Trung Ương nối dài, một thứ công cụ bịp để che mặt và đánh lừa bọn trí thức ngây thơ da vàng da trắng mà thôi.

Thế nhưng đến nay vẩn còn nhiều người chưa chịu trả lại công lý cho người VN mỗi khi đề cập hay nhắc tới cuộc chiến đó. Thật ra đây cũng chỉ là một cách chạy tội của những người trước kia tay lở nhúng vào tội ác, hoặc cố ý hay vô tình khi đứng về phía cọng sản, thân thiện, giúp đỡ chúng một cách mù quáng, không cần biết tới lẽ phải và lương tâm. Do trên họ cứ tự mình tùy tiện áp đặt cho cuộc chiến đó, nhiều cái tên nghe qua thật khôi hài, cũng may đến nay không còn được mấy ai chấp nhận. Tóm lại, dù có gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, nội chiến hay là chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc gì gì chăng nửa, thì đó cũng là một cuộc chiến xâm lược, do cọng sản quốc tế chủ động, nhằm nhuộm đỏ Ðông Dường và Ðông Nam Á. Cọng sản Hà Nội hay VC miền nam chỉ là kẻ thừa hành sứ mạng quốc tế trên, đã khiến dân chúng VNCH trở thành nạn nhân, phải đem máu xương ra chống lại để sống còn.

Từ đầu thế kỷ XX tới nay, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia vô địch. Chính Họ đã giúp đồng minh thắng phe trục qua hai cuộc thế chiến. Trong chiến tranh lạnh giữa khối tự do và cọng sản, Hoa Kỳ đã chiến thắng Liên Xô vẽ vang, giựt sập bức tường Bá Linh, giải thề Xô Viết, giải phóng Ðông Âu và nhiều quốc gia cọng sản khác trong đó có Ðông Ðức , Nga La Tư vĩnh viễn thoát khỏi gông cùm đỏ trong mấy thập niên qua. Mới đây quân Mỹ như sấm sét, trong vòng không đầy một tháng, bình định xong A Phú Hãn và Iraq là hai vùng đất chết được coi như bất khả xâm phạm của thế giới Ả Rập.

Nhờ những chiến công trời biển này, ít ra hiện tại cũng còn làm Trung Cộng vỡ mật khi muốn trở thành trùm thế giới, bá chủ Á Châu và vua biển Thái Bình Dương. Nhưng tại VNCH thuở đó, Hoa Kỳ lại bị sa lầy dù thực tế tự chạy khi đã đạt được ba mục đích chiến lược quốc sách : Tạo được sự mâu thuân chia rẽ giữa Liên Xô-Trung Cộng, thành công trên chiến trường VN về sự thử thách vũ khí và quân đội với khối cọng sản quốc tế qua bộ đôi Bắc việt và trên hết là ngăn chặn được Trung Công không cho tràn xuống Ðông Nam Á ít nhất là lúc đó. Tóm lại người Mỹ tới VN lúc đó không phải để chiến đấu thật sự như họ đã làm tại hai cuộc thế chiến hay mới đây ở A Phú Hãn và Iraq, mà đến để nướng quân dụ địch. Tất cả những cái được gọi là Rules of Engagement hay là luật chiến đấu dành cho quân đội Hoa Kỳ tại VN và Nam Hàn. Tài liệu này được giải mật một phần từ năm 1985 bởi Congressional record, nhờ đó ta mới biết được lý do tại sao quân đội Hoa Kỳ, Ðồng Minh và QLVNCH bị Hoa Thịnh Ðốn trói chặt tay khi đang chiến đấu. Bởi vậy cứ không tập, đổ bom liên tục xuống núi, xuống biển nên Hà Nội, Hải Phòng đâu có hề hấn gì củng như không thấy có bất cứ một cán bộ nào kể cả cán thấp tại xã huyện bị thương vong.

Ðây là một trò chơi mèo bắt chuột mà rõ ràng nhất là đợt Mỹ oanh tạc Bắc Việt lần cuối cùng, bằng B52 liên tiếp, khủng khiếp suốt 12 ngày đêm và chỉ cần thêm MỘT NGÀY là toàn bộ chóp bu Hà Nội trốn dưới hầm thép ra đầu hàng, giúp dân chúng VN ngày nay thoát được ách nô lệ cọng sản . Thế nhưng Hoa Kỳ đã ngưng và Bắc Việt lại được Mỹ mời ngồi vào bàn nghị sự. Rồi những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975 miền nam sắp mất, trong lúc Hoa Kỳ với một lực lượng hải quân hùng hậu có đầy máy bay và bom đạn, kể luôn kho bom nguyên tử tới mấy trăm ngàn trái, nếu muốn dù có Trung Cộng và Liên Sô can thiệp, vẫn thừa sức đánh tan bộ đội Bắc Việt trong chớp nhoáng để cứu QLVNCH. Mặt trận Xuân Lộc tháng 4-1975 là một thí dụ điển hình, chỉ cần thêm vài chục trái bom tiểu nguyên tử, tình hình chiến sự đã thay đổi nhưng Mỹ cho bom mà không viện trợ ngòi nổ, ba trái bỏ tại ngã ba Dầu Giây chỉ để mua thêm thời gian giúp người Mỹ chạy được an toàn thế thôi.

Tóm lại, họ không bao giờ làm vậy và còn được lệnh di chuyển hết các mẫu hạm khỏi bờ Ðông hải. Ðó là chiến thuật để thua vừa nuôi dưỡng chiến tranh sắp tới nên không thể bắt Hà Nội tan rã. Thế giới ghét cái trò lừa bịp của Hoa Kỳ, nên mặc dù đã nhìn rõ sự láo dóc tàn khốc của Việt cộng nhưng cứ giả vờ nhắm mắt hoan hô cổ võ trò hề trên, làm hại cho một số người VN nhẹ dạ tưởng thiệt, lại cứ theo giặc, tiếp tay hãm hại đồng bào mình trong lúc khốn cùng qua màn cổ võ ‘ nối vòng tay lớn, hòa hợp hòa giải .. ’ ’

Cũng vì vậy nên dù chiến tranh đã chấm dứt từ xa lắc nhưng VC chứng nào tật ấy, một mình một chợ, độc quyền thao túng lịch sử, dành làm chủ đất nước, bịa đặt những huyền thoại vu vơ để làm dao động các thế hệ mới lớn, mục đích chạy trốn tội ác thiên cổ đã gây ra trong mấy chục năm máu lệ hận trường. Riêng Hoa Kỳ trong màn kịch giả bộ thua đau, đã không ngớt biện minh để tìm cách thoát ra cái hội chứng Vietnam syndrom, trong đó chính họ là kẻ phản bội và thủ phạm tấn tuồng trên là Nixon-Kissinger. Một điều tàn nhẫn khác của người Mỹ, đó là sự vu cáo trắng trợn, đổ tội cho đồng minh hèn nhát không chịu chiến đấu nên phải mất nước. Thật sự trong giờ 25, nếu không có sự chiến đấu can trường của QLVNCH trên khắp các chiến địa, liệu một số người Mỹ , kể luôn ông Ðại sứ có còn mạng thoát được Sài Gòn ? như vụ Ba Tư bắt con tin Mỹ năm 1983.

Ngày nay nhờ tài liệu mật từ văn khố của Liên Xô củ cũng như tại thư viện chiến tranh Hoa Kỳ ở Texas gọi tắt là ISAW, đã chấm dứt các huyền thoại dỏm của VC trong mấy chục năm qua, tốn công dàn dựng bóp méo và đưa ra ánh sáng rằng những xáo trộn chính trị tại VNCH, dù do ai cũng chỉ là cớ để Bắc Việt cưởng chiếm miền nam.

Ý đồ trên, theo J.Race trong The lost revolution, đã manh nha từ năm 1958 khi Hà Nội ra lệnh khui lại các hầm vũ khí được chôn giấu tại miền nam trước khi tập kết, để trang bị cho cán binh cơ sở nằm vùng. Cũng trong năm này, Lê Duẩn theo lệnh Hồ đã lén lút vào Nam lượng giá tình hình và trở về bắc họp Trung ương đảng lần thứ 15, nghị quyết lập đảng bộ miền nam, tức là VC hay mặt trận giải phóng, tấn công VNCH bằng vũ trang. Chiến tranh được phát động chính thức bằng hai cuộc nổi loạn gọi là đồng khởi nhưng đã bị dập tắt ngay tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28-8-1959 và BếÔn Tre ngày 17-1-1960. Chính Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev đã phất ngọn cờ tiến quân ngày 6-1-1961 để mở màn cuộc chiến VN sau khi vở tuồng mặt trận trình diễn ra mắt tại một khu rừng già kế biên giới Việt Miên trong liên ranh hai tỉnh Hậu Nghĩa-Tây Ninh cuối tháng 12-1960 với nhân sự nòng cốt gồm hơn 25.000 cán binh từ bắc hồi kết. Tháng 5-1962, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời Tông thống J.Kennedy là McNamara thăm viếng VNCH, cũng để mở màn cái thảm kịch chiến tranh phải thua, khiến hơn 60.000 quân nhân các cấp Hoa Kỳ, UỊc,Tân Tây Lan, Nam Hàn,Phi, Thái và mấy triệu người VN cả hai miền nam bắc phải chết oan khiên trong bom đạn tàn bạo của một cuộc chiến bẩn thỉu có một không hai trong dòng sử nhân loại.

Ngày 1-11-1963 Hoa Kỳ đạo diễn biến cố lật đổ nhà Ngô, một mặt tạo sự vô chính phủ tại miền nam trong ba năm xáo trộn 1963-1967, vừa có cớ đem quân vào giúp đánh VC ổn định chính trị nhưng trên hết là thực hiện cái chiến lược, hy sinh con chốt VNCH để bắt nhốt con cọp ngủ Trung Cộng, rảnh tay tiêu diệt Liên Xô nhưng thả Hà Nội để lại tiếp tục làm con chốt thí mạng vời Tàu đỏ khi cần. Chiến tranh cứ thế leo thang, tại miền nam Mỹ thêm quân, giội bom oanh tạc, thì miền bắc càng nhận được thêm nhiều quân viện gạo vải từ khối cọng sản quốc tế, cũng như sự hiện diện của mấy trăm ngàn đồng chí Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Ðông Ðức.. do Hồ lãnh tụ mời tới tham chiến, đóng đầy từ vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa cho tới biên giới Việt Hoa.

Ngày 4-9-1967 mở đầu nền đệ nhị cọng hòa cho tới ngày tàn cuộc 30-4-1975. Cũng từ đó QLVNCH trên khắp chiến trường trong nước cũng như tại Kampuchia và Hạ Lào, đã chứng tỏ cho thế giới là một đạo quân thiện chiến và có kỷ cương nhất vùng Ðông Nam Á, qua các chiến thắng lừng lẫy trong Tết Mậu Thân 1968, vượt biên đánh thẳng vào căn cứ địa của R tại Kampuchia năm 1970, Hạ Lào năm 1971, mùa hè đỏ lửa 1972, Hoàng Sa tháng 1-1974.. tạo nên một niềm tin tất thắng trong lòng quân nhân các cấp, nhất là những sĩ quan chỉ huy trẻ tuổi trung cấp và tuyệt đai quân sĩ thanh niên nam nữ yêu nước dưới quyền.

Thế nhưng giữa lúc chiến thắng gần kề thì cũng là lúc Kissinger công khai thái độ bán đứng đồng minh qua cái hiệp định quái đản ngày 27-1-1973. Thì ra tất cả đều là xảo thuật, đóng kịch từ cuộc họp thượng đỉnh Midway ngày 8-6-1969 giữa Nixon-Nguyễn văn Thiệu với cam kết bảo vệ và quân viện cho VNCH.. chỉ là lời hứa cuội trên văn bản. Thật sự Kissinger đã đi đêm với cọng sản Hà Nội từ khuya, để rút quân, lấy tù binh về nước.

Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ VNCH bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền nam, qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.

Cái hài hước của lịch sử màợ ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết quân về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

Trong suốt bao chục năm qua, cọng sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy ‘ đừng tin những gì cọng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm’. Chí lý thay lời nhận định của cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.

2 - KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO :

Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào nam VN năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là. mưu tìm một giải pháp hòa bình, chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phiá ngồi vào bàn hội nghi nói chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.

Ngày 17-6-1965 Anh và Liên Xô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ dân chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào nam nhưng bị cọng sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại hội nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội , Mặt Trận GPMN và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Ma mặt trân là một chánh phủ giống như VNCH.

Tóm lại những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman,Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MT.GPMN) tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt .Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền nam trong trận Tết Mậu Thân, cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ . Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền nam lúc đó.

Theo giáo sư tiến sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.

Vấn đề chính là Nam VN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện.Năm 1972 Nixon đả đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm tổng thống nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của quốc hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả lưu manh này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau mới được hồi phục lại danh dự.

Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc gậy quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của đại sứ Bunker, thì bí mật lớn nhất của Kissiger là sự xuống thang chiến tranh. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

Tóm lại để kết thúc chiến tranh VN theo ý mình, Kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền, khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ, để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ tổng thống Nixon tới đại sứ Bunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về việc rút quân Mỹ thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường ở miền nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.

Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho VNCH. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng Thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền nam, Kampuchia, Lào được coi như một hành động ngu xuẩn nhất của Kiss

Thế nhưng Kissinger nơi trang 1488, y đã tự sửa lại là : “ người VN và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương “.Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên hắn đã có cái nhìn coi Hà Nội mới là đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT.Kennedy, Johnson,Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo tàng tàng, Kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng VNCH mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị kiện tụng vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại sứ Bunker đã tường trình với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi quân đội Ðồng Minh và Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ VNCH hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissimger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi hắn, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho Hoa Kỳ và đồng minh Nam VN, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiểu sự dối trá và bất lương của y đối với VNCH. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử VN dù hắn ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối Mỹ từ chính phủ VNCh đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT.Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính phủ liên hiệp không bao giờ có.

.20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLVNCH chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “ vận mệnh của DÂN TỘC VN phải do đồng bào VN quyết định “ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi VNCH ra gì.

Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, Phó Tổng Thống Hương và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger tại cuộc họp mà ai cũng thấy rõ khi tuyên bố hắn ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyền quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó lại ký nhận vào bản hiệp định.

Một bí mật khác vô cùng quan trọng cũng vừa được ra ánh sáng, là khi biết được TT.Thiệu thà mất quyền chứ không để cho Hoa Kỳ qua Kissinger thao túng, uy tín chính phủ VNCH lại lên cao. Dân chúng miền nam hài lòng, Hạ Viện ủng hộ, các vị lãnh đạo Phật Giáo trong phong trào tranh đấu tuyên bố chấm dứt đem chính trị vào chùa chiền nhưng quan trọng nhất là tuyệt đại phật tử tuyên bố dù không đồng ý cá nhân TT.Thiệu, họ vẫn hợp tác với chính phủ để đạt được nền hòa bình thật sự cho miền nam độc lập, tự do. Tại Thượng Viện, ngoài 4 phiếu chống, số nghị sĩ còn lại ủng hộ kế hoạch hòa bình của chính phủ VNCH. Từ đó khắp nơi, kể cả Ðà Nẳng biểu tình ủng hộ, chống lại sự thống trị của cọng sản.

Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon, cho biết nếu VNCH cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng tổng thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT.Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công VNCH. Ngày 30-4-1975, Miền nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung cổ. Hắn vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng , nên đã hại không biết bao nhiêu người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt 34 năm qua, tới nay càng thêm đau khổ tận tuyệt trong cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị Hán hoá tuyệt chũng .

Trước khi vào Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975 nhờ QLVNCH tự buông súng rã ngũ, Hà Nội đã soạn thảo một kế hoạch tấm máu VNCH như Polpot đã làm tại xứ Chùa Tháp, do Ðổ Mười cùng các cán bộ trung kiên miền bắc (không có thân nhân tại miền nam) phụ trách như sau : TQLC, BDQ (ám số VCA) tử hình không bịt mắt. Cán bộ xã ấp, XDNT, chiêu hồi (ám số VDA)tử hìng ngay. Không quân, An ninh QD (ám số VAA) tử hình. Cảnh sát, tình báo, Nhảy Dù, cán bộ Phượng Hoàng ( ám số VBA) tử hình, tước đoạt quyền sống của luôn vợ con. SD trưởng, Trung Ðoàn , Tiểu Ðoàn (ám số VEA) tử hình. Tỉnh, quận, xã trưởng ( ám số VFA) tử hình. Trưởng Ty sở ( ám số VGA) lao động khổ sai chung thân. Tóm lại Quân, công, cán, cảnh VNCH các cấp nếu không tử hình thì chung thân, kể luôn vợ con, gia đình liên hệ.

Tuy nhiên sau đó vì không dám thi hành trước khí thế miền nam, nên cọng sản thay đổi chính sách , thay vì tắm máu VC đổi bằng học tập cải tạo, để giết dần mòn quân dân miền nam. Cũng từ đó, cọng sản mở nhà tù khắp nước, 36 tỉnh và thành phố có 193 khám đường và trại lao động khổ sai., 17 khám mang bí số AOI-HT 150-166, 35 trại cải tạo nằm trong rừng sâu núi cao mang bì số B-15 HT 6321-6389. Tại miền bắc có 17 trại tù lao động khổ sai mang bí số A20HTZC7340-7372 tại Lai Châu, Sơn La, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn,Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Vĩnh Phú,Hà Sơn Bình, Hải Hưng,Hà Nam Ninh, Thanh Hoá,Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên.

Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ mỹ kim tiền thuế của dân chúng Mỹ , đổi lấy sự sụp đổ của VNCH bằng một hiệp định chẳng danh dự, do chính Kissinger đạt được. -/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

-văn kiện của UB Liên lạc phục hồi thể chế VNCH
-Bí mật Dinh Ðộc Lập của TS.Nguyễn Tấn Hưng
-Kissinger đã bán đứng VNCH cho Hà Nội của TS Stephen Young
-Không hòa bình, chẳng danh dự của Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 9-2009
Mường Giang

Monday, September 21, 2009

Đại Tướng Cao Văn Viên

Hình do một phụ nữ Việt Nam thân tặng, chị đã săn sóc Đại Tướng vào những ngày cuối đời.

Ðại tướng của tôi (Mon General)
Giao Chỉ – San Jose, Jan 25, 2008
Cali Today News - Bài viết của chúng tôi về đại tướng Cao văn Viên gồm có ba phần, ghi nhận vào ba thời gian khác nhau. Năm 2003, năm 2005 và năm 2008.

Mon General: (Tháng 10-2003)

Mùa Ðông năm nay, niên trưởng Cao Văn Viên sẽ trải qua những ngày băng giá khó khăn. Năm nay 82 tuổi, ông mới bị té ngã. Tưởng đã quỵ luôn, nhưng một lần nữa y khoa Hoa Kỳ đã đỡ vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH đứng lên để tập cho ông đi lại từng bước ngắn.


Chắc chắn là các bác sĩ và chuyên viên Mỹ đều không biết vị cao niên Á Châu này là người đã từng làm chức vụ gì ở Việt Nam. Bởi vì hàng ngày cũng không có nhiều người đến thăm ông. Sau trận té gẫy xương chậu, chân ông đã sưng thật to, nhưng mãi cả mấy tuần lễ sau ông mới có cơ hội chiếu điện và chữa trị chính thức. Trước đó ông tự soa lấy bằng dầu nóng và mùi Nhị Thiên Ðường thơm ngát cả căn phòng tại khu chung cư cao niên lầu hai của quận Fairfax miền Virginia. Ông đang cố gắng đứng lên tập đi trở lại trong một chương trình hồi phục để tránh phải ngồi xe lăn là điều mà tuổi già rất quản ngại.


30 năm trong quân ngũ, ông Cao Văn Viên chỉ sống với cấp trên và cấp dưới. Riêng cá nhân ông, gần như không có nhiều bằng hữu tương giao để chén tạc, chén thù. Gần 30 năm sống cuộc đời di tản, vị Ðại Tướng đứng đầu Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bây giờ cũng vẫn tiếp tục độc hành. Ông luôn luôn cố tránh liên hệ vào các tranh chấp chính trị ngay từ lúc còn trong quân đội cũng như trong hoàn cảnh di dân tỵ nạn hiện nay.Từ khi người vợ quán xuyến của ông qua đời, rồi đến người con trai duy nhất của ông cũng vắn số, ông Cao văn Viên đã trải qua những mùa đông cô độc ở Nữu Ước, hoàn toàn xa cách mọi người. Ông đi chợ nấu ăn lấy, đóng vai ông già Á Châu vô danh giữa chốn đô thị phồn hoa đông đảo nhất thế giới. Những năm gần đây ông dọn về ở luôn trong một căn hộ của khu chung cư ở miền Ðông Hoa Kỳ, bên cạnh Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn.

Nơi đây đa số là người già Ðại Hàn. Ông tiếp tục đi chợ và nấu ăn lấy. Cô con gái lớn trưởng thành của ông đã tốt nghiệp luật, đi dạy học, lập gia đình và làm việc ở nơi xa. Ðời sống đã không cho phép cha con được gần nhau và vị tướng già cũng đã quen sống như thế. Bây giờ thực ra ông cũng không có nhiều nhu cầu. Người già ở Hoa Kỳ lợi tức thấp hoặc không có lợi tức được lãnh bao nhiêu thì niên trưởng Viên của tôi cũng lãnh được bằng đó. Số tiền này đã dành trả hết cho gian phòng ông đang cư ngụ. Trung tá Tâm là một sĩ quan hiếm hoi trong số các thân hữu quân ngũ còn lại quanh ông. Vâng, chính cái anh Tâm đó đang tìm cách xin cho niên trưởng của anh vào một Nursing Home có người săn sóc ngày đêm. Ðó là nhu cầu thực tế và là một ước mơ nhỏ bé của một con người đã một thời mang hình ảnh lớn lao của quân đội chúng ta. Vào đầu thập niên 50, gặp nhau tại tiểu khu Hưng Yên, bên bờ sông Hồng Hà có 3 sĩ quan Việt Nam còn trẻ. Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, quê Phan Rang miền Trung, lém lỉnh tinh ranh. Ðại úy Trần Thiện Khiêm quê miền Nam, ít nói, thâm trầm. Trung úy Cao Văn Viên, quê miền Bắc, cao lớn, trắng trẻo và đẹp trai nhất. Nếu coi đây là nhóm bạn đầu đời quân ngũ thì quả thực họ đã từng là chiến hữu. Và Trung úy Cao văn Viên lại là niên trưởng.

Ông Viên tuy người Bắc nhưng thực ra vì cha mẹ làm ăn bên Lào nên ông ra đời tại Vạn Tượng và Thủ Ðô Vientian là dấu ấn của thân phụ đặt tên cho con trai. Vào thời còn trẻ trung, các sĩ quan quốc gia bắt đầu trưởng thành trong vòng tay của quân đội Liên Hiệp Pháp. Các ông quan một, quan hai còn đeo trên vai những gạch kim tuyến vàng chóe với tương lai mở rộng một đời binh nghiệp. Nhưng không ai có thể nghĩ rằng Trung úy Thiệu sẽ trở thành Tổng Thống. Ðại úy Khiêm trở thành Thủ Tướng và Trung úy Viên trở thành Ðại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng. Ðó là chuyện sau này. Ðịnh mệnh quả nhiên đã có những ước hẹn với lịch sử. Cả ba người chiến binh Bắc Trung Nam, cùng thăng trầm với chiến tranh, với đất nước để cùng thăng tiến. Họ làm việc với nhau, họ chia nhau những chức vụ tối cao của quân đội và chính quyền. Cùng yểm trợ nhau, nhưng đồng thời cũng rất xa cách dù ở bên trong hay bên ngoài công vụ. Họ không còn ngồi với nhau những giây phút tửu hậu trà dư. Ông Viên đã nói rằng mối liên hệ của ông với Tổng Thống Thiệu hoàn toàn là công vụ. Các niên trưởng của tôi khi nói chuyện đều thưa gửi với nhau bằng chức vụ. Thưa Tổng Thống, Thủ Tướng, Ðại Tướng vân vân. Khách sáo vô cùng. Cái thời “toa moa” ngày xưa ở Secteur Hưng Yên bây giờ đã xa lắm rồi, chẳng ai còn nhớ nữa.

Với sĩ quan Cao Văn Viên, từ cấp Úy lên cấp Tá, ông luôn luôn là người cần mẫn và hòa nhã. Bước ngoặt của đời ông là cánh chim bằng nhảy dù trên ngực áo. Khi ông còn là Trung Tá tại Tham Mưu Biệt Bộ lúc đó ông Nguyễn Chánh Thi đang coi Liên đoàn Nhảy dù. Cả hai cùng là bạn cũ. Thi rủ Viên học nhảy dù để gột rửa bớt cái vẻ sĩ quan văn phòng. Nhảy thì nhảy. Trung tá Viên lấy bằng Dù và tiếp tục ngồi bên Tham Mưu Biệt Bộ thời kỳ ông Diệm còn đang tại chức. Ðảo chính xẩy ra, Ðại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Dù chạy qua Cam Bốt. Tổng thống Diệm vừa thoát nạn, ngó tới ngó lui thấy ông sĩ quan thân cận gần gũi có bằng cấp nhẩy dù bèn đưa qua nắm liên đoàn Mũ Ðỏ. Từ đó ông Cao Văn Viên bắt đầu làm tư lệnh và cuộc đời đi vào khúc quanh mới. Nhảy dù vốn là đơn vị ưu tú của quân đội, nhưng mũ đỏ đang bị thất sủng vì cú đảo chánh hụt. Giai đoạn này là lúc thử thách của cả vị tư lệnh lẫn các tiểu đoàn nhảy dù. Hai bên thăm dò lẫn nhau. Ông Viên trở thành một vị Ðại Tá tư lệnh hăng hái xông xáo từ kỹ thuật nhảy dù đến các chiến trường trên khắp bốn quân khu. Ông lấy bằng huấn luyện viên Dù và nhảy biểu diễn tự điều khiển cùng với các cố vấn Hoa Kỳ. Cuộc đảo chánh ông Diệm lần thứ hai mới là giai đoạn đặc biệt của Ðại tá Cao Văn Viên. Trong khi hầu hết các tư lệnh quân đội đều ngả theo cách mạng thì riêng mình ông từ chối. Ðó là hành động mà sau này ông cũng không chắc là một thái độ khôn ngoan.

Ông Viên thực sự cũng không muốn đóng vai anh hùng, nhưng chỉ muốn giữ tấm lòng chung thủy. Ðã có những người chống đảo chánh bị giết chết như vị Tư lệnh Hải quân, Tiểu đoàn trưởng Nhảy dù và sau này chính anh em Tổng thống Diệm cũng bị giết chết. Nếu viên Tư lệnh Nhảy dù không chịu theo cách mạng mà bị thanh toán thì cũng là chuyện có thể xảy ra. Nhưng chính bà vợ quán xuyến và can đảm đã lên tiếng khi ông chồng bị giam riêng một chỗ. Bà Viên đã quyết liệt can thiệp trực tiếp với tất cả các tướng lãnh đảo chánh mà ngày hôm trước vẫn còn là anh em thân hữu với gia đình ông. Cho đến sau này ông Viên vẫn còn ghi nhớ thái độ mạnh mẽ của người vợ đã cứu sống ông trong năm đảo chánh. Ông cũng không ngần ngại mà nói thẳng ra như thế. Sau khi cách mạng thành công, ngôi sao bản mệnh của ông lại trở nên rực rỡ. Phe thân hữu của Ðệ Nhất Cộng Hòa tuy đang bị thất thế nhưng vẫn kín đáo ca ngợi thái độ của vị Tư lệnh Nhảy dù. Ngay cả các tướng lãnh và sĩ quan phe cách mạng cũng đều vì nể thái độ của ông. Ông Cao Văn Viên gần như là người duy nhất không theo cách mạng nhưng vẫn được tiếp tục về chỉ huy nhảy dù.

Ðịnh mệnh vẫn tiếp tục chiều đãi. Ông tham dự hành quân Cao Lãnh miền Tây đạt chiến thắng và bị thương. Thêm vào chiến thương bội tinh với ngôi sao đỏ, ông lên Thiếu Tướng với hai sao lấp lánh trên cổ áo và nón đỏ vẫn đội trên đầu.Trong thời gian đảo chánh ông Diệm xảy ra, ông Cao Văn Viên đã không có những kỷ niệm tốt đẹp với tướng Dương Văn Minh. Mấy năm sau, vào giai đoạn chỉnh lý bắt các tướng cách mạng giam lỏng trên Ðà Lạt và cô lập Big Minh thì cũng toàn là lính Nhảy dù của ông Cao Văn Viên. Vì vậy lại thêm một kỷ niệm không đẹp giữa hai người.

Ðó cũng là lý do mà sau này ông nghĩ rằng không thể ngồi lại trong chính phủ Dương Văn Minh. Phải chăng đây cũng là một cái cớ chính thức để có thể ra đi vào đúng thời điểm cần thiết. Tuy nhiên, đó là câu chuyện 75. Trở lại với giai đoạn giữa thập niên 60, từ giã nhảy dù, tướng Viên về làm Tư lệnh Quân đoàn III và sau cùng lên chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Với chức vụ quan trọng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tướng Viên là người có vóc dáng đường bệ nên trong các cuộc thăm viếng đơn vị, hình ảnh của ông cạnh các tướng lãnh Hoa Kỳ đem lại niềm hãnh diện cho các binh đoàn. Lớn tuổi hơn các tướng lãnh cùng thời, nhưng ông có khuôn mặt trẻ trung và giữ được thân thể gọn gàng của một cựu huấn luyện viên thể dục lúc còn niên thiếu. Và mặc dù có dư luận chê trách, nhưng tướng Viên vẫn thực sự là người hiếu học ngay từ lúc còn làm Tư lệnh Quân đoàn III. Ông rất chịu những bài giảng về triết học bay bướm của thầy Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa đã một thời là Trung úy Quân nhu. Phần lớn các tư lệnh quân chủng và các quân đoàn đều kính nể vị Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng vốn từ bên Nhảy Dù đi lên. Ngay cả sau này khi các Tư lệnh Quân đoàn liên lạc thẳng với Tổng thống Thiệu những vẫn giữ lễ độ lịch sự với Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Viên có biệt nhãn với ngành Tiếp Vận vì ngày xưa ông đã từng là trưởng phòng 4 đầu tiên dưới thời quân đội quốc gia phôi thai năm 1954. Mặt khác, ông cũng giữ mối thiện cảm và theo dõi các hoạt động của binh chủng mũ đỏ mà ông luôn luôn hãnh diện đã góp phần trong binh nghiệp. Tướng Viên cũng được sự tin cậy và vị nể của các giới chức Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính ông cũng tự nhận thấy chưa bao giờ nghĩ đến ngày có thể lên đến chức tước lớn lao như vậy. Ông luôn luôn mong được làm tròn nhiệm vụ, nhưng ông không phải là hàng tướng lãnh nóng nẩy ồn ào, lấy gậy chỉ huy đập vào đầu sĩ quan, hay la hét thuộc cấp tối ngày. Tướng Viên cảm nhận vai trò phối hợp của một vị Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân như bên Ngũ Giác Ðài Hoa Kỳ chứ không phải là Tổng Tư Lệnh ban hành các lệnh trực tiếp. Như ông đã giãi bày trong tác phẩm mới xuất bản, khi nhận thấy bị Tổng thống Thiệu qua mặt dành trực tiếp quyền điều hành bộ máy chiến tranh thì ông lặng lẽ lui vào vai trò tư vấn cho đến khi xin từ nhiệm.

Tháng 10-2003 khi dịch giả Nguyễn kỳ Phong cho phát hành bản Việt ngữ tác phẩm của Ðại tướng Cao Văn Viên, phóng viên BBC Luân Ðôn có hỏi đi hỏi lại Kỳ Phong nhiều lần một câu hỏi. Ðó cũng là thắc mắc của rất nhiều thính giả và độc giả. Tại sao Ðại Tướng bị thất sủng, xin từ nhiệm lại không được chấp thuận. Dịch giả Kỳ Phong không thể thay mặt tác giả mà trả lời cho suôi câu hỏi phức tạp này. Quả thực đã có lúc ông Thiệu muốn tìm người thay ông Viên nhưng không phải là dễ dàng. Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng phải lựa chọn trong các Tư lệnh Quân đoàn xuất sắc. Tướng Ngô Quang Trưởng với sự yểm trợ của phía Hoa Kỳ cũng không phải là người làm ông Thiệu an tâm. Tướng Ðỗ Cao Trí cũng đã được phía Hoa kỳ tiến cử trong danh sách nhưng ông Trí vừa nghe tin đã tuyên bố lăng nhăng nên đã làm ông Thiệu quản ngại và gạch tên ngay cả trước khi trực thăng của ông Trí lâm nạn.

Ðối với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, việc thay thế tướng Cao Văn Viên chưa phải là nhu cầu cấp thiết. Ông Thiệu hoàn toàn yên tâm với một vị Tổng Tham Mưu Trưởng dứt khoát không chịu tham dự vào các cuộc đảo chánh chính trị. Ông không sợ ông Viên làm phản. Trước sau như một tướng Viên đã kiên định như thế. Thông thường ông Viên thân với tướng Kỳ hơn là gần gũi ông Thiệu. Nhưng không bao giờ ông Kỳ rủ được ông Viên tham gia đảo chánh ông Thiệu, ngay như vào giờ thứ 25 của thời điểm năm 75.Ông Thiệu và ông Viên, như trên đã viết ra, các niên trưởng của tôi sinh hoạt xa cách và khách sáo. Không có cái kiểu như thời kỳ còn ở Hưng Yên: “Này, Moi làm ở État Major lâu quá, thôi Toi kiếm thằng khác để Moi nghỉ một thời gian. Việc gì Toi cũng chơi thẳng với các Quân đoàn như thế thì còn cần Moi ở đây làm gì?” Không, các Xếp của tôi không ăn nói lăng nhăng như vậy. Ðại Tướng thưa rằng xin Tổng Thống cho tôi tạm nghỉ vì sức khỏe. Tổng Thống nói là xin Ðại Tướng vui lòng tiếp tục ở lại một thời gian. Bây giờ là lúc khó khăn, quân đội cần ổn định v.v... Và Ðại tướng Viên có lúc đã nhờ quân nhu tìm cho một số dụng cụ làm vườn để thực sự chuẩn bị vui thú điền viên, nhưng khi ông Thiệu nói như vậy đành chần chờ ở lại Bộ Tổng Tham Mưu cho qua ngày.

Cũng phải ghi lại là trong chức vụ cao cấp nhất của quân đội, tướng Viên đã có lần phác thảo kế hoạch tấn công ra Bắc và đó là một trong các phương cách tự vệ mãnh liệt nhất. Tuy nhiên chắc chắn rằng phía Hoa Kỳ hoàn toàn không yểm trợ và ông Thiệu không thể nào đơn phương quyết định được. Thêm vào đó, một trong các quyết định quan trọng nhất của tướng Cao Văn Viên là xử dụng tướng Ðồng Văn Khuyên từ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận lên Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Tiếp Vận rồi là Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Ông Khuyên đã không phụ lòng tin cậy của tướng Viên trong các chức vụ này và đặc biệt ông cũng được Hoa Kỳ hoàn toàn yểm trợ. Và chính guồng máy Tiếp Vận với viện trợ Mỹ là con bài tẩy của chiến tranh Việt Nam.


Trong phần ghi chú của tác giả Cao Văn Viên viết trong tác phẩm Việt ngữ mới phát hành, một đề nghị chiến lược tối mật quan trọng nhất cho chiến tranh Việt Nam là việc bỏ đất, triệt thoái do Tổng Cục Tiếp Vận, Tổng Tham Mưu soạn thảo. Hoàn toàn dựa vào bài toán quân viện, nghiên cứu khả năng thực sự giữ đất, giữ dân, Việt Nam Cộng Hòa muốn tồn tại thì phải thu về các vùng đồng bằng và duyên hải. Kế hoạch phải áp dụng ngay từ sau Hiệp Ðịnh Paris chứ không thể căng mỏng quân lực ra khắp nơi theo kiểu dành dân lấn đất và chôn chân các đơn vị Tổng Trừ Bị tại các tiền đồn. Ðại tướng Viên đã chỉ thị tướng Ðồng Văn Khuyên lên trình riêng Tổng Thống để rồi không hề nghe được bất cứ một chỉ dấu gì của ông Thiệu cho đến những ngày đau thương 30 tháng 4-1975.

Chuyến đi thăm: (Tháng 4-2005)

Ba mươi năm trôi qua như một giấc mộng dài. Tháng tư năm 2005 từ San Jose CA, chúng tôi lên thủ đô tổ chức họp mặt anh em chiến hữu trại Trần Hưng Ðạo. Ðây chính là tổng hành dinh của bộ Tổng tham Mưu ngày xưa. Ba mươi năm hội ngộ, gặp lại lần đầu nhưng ai cũng biết đây là lần cuối. Ðại tướng lấy lý do già yếu nên không đến được. Hội họp xong, tôi nhờ trung tá Tâm đưa đến thăm ông. Tháng tư là tháng không vui mà cảnh trí nơi ông ở trông thật là buồn. Tâm nói rằng, đại tướng rất đúng hẹn và rất nguyên tắc. Khi chúng tôi bước vào phòng khách của khu cao niên Á châu, “Mon General” đã đứng chờ sẵn, quần áo chỉnh tề. Hình ảnh của vị tướng lãnh cao lớn mang 4 sao, áo hoa dù, mũ đỏ không còn nữa.

Ðại tướng của tôi bây giờ là một cụ già tóc bạc lưng còng, vóc dáng nhỏ bé, chỉ còn lại cặp mắt long lanh, và tiếng nói dịu dàng. Chúng tôi ngồi xuống bên nhau nói chuyện không có chủ đề. Trung tá Tâm ngồi một bên luôn luôn để ý săn sóc cho ông cụ.

Bao nhiêu câu hỏi cần tìm hiểu vị niên trưởng mà tôi đã chuẩn bị bây giờ buông suôi hết. Nào là rút quân, nào là tử thủ, từ chuyện ông Thiệu đến chuyện ông Kỳ, chuyện Mỹ, chuyện Tàu. Trong cái buổi chiều buồn và ảm đạm đó, tôi chợt thấy tất cả đều trở nên vô nghĩa. Toàn quân, toàn dân, cấp trên cấp dưới, bây giờ không quá khứ, chẳng vị lai.

Lời người xưa còn vẳng bên tai. Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng. Tướng lãnh thua trận, không thể nói mạnh. Bây giờ là tháng tư, 30 năm sau ngồi đây mà đổ tội cho ai. Nhất tướng công thành, vạn cốt khô. Mà công thành, có thành công cho cam. Tôi không hỏi và ông cũng chẳng nói. Tôi đưa cả hai tay cho ông nắm thật chặt. Hình như có một lời ca từ 50 năm trước trong bài Tình Lính: Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay; Ông nắm thật chặt và Ông bắt đầu giảng cho tôi về Thiền Tông và Phật Pháp. Chẳng có thu thanh, thu hình phỏng vấn gì cả.



Hai mươi năm chinh chiến điêu linh và ba mươi năm lưu lạc tù đầy của cả đạo quân nay bỏ qua một bên để ngồi bàn về đường đi của Phật. Trước khi chia tay, tôi ngỏ lời xin đại tướng một di vật cho viện Bảo tàng. Ông nói: Tôi có còn gì đâu. Bèn hỏi rằng hôm niên trưởng ra đi đem theo cái gì. Ông cho biết có cầm cái cặp. Bên trong có cuốn sách viết về đạo Phật. Tôi xin ông cuốn sách đó, có bút tự ghi dấu của đại tướng. Quay sang anh Tâm, tôi xin xác nhận, khi nào... Chúng tôi ra xe, ông cụ đứng ngó theo... Giữa những người lính trẻ ngày xưa, cuộc ra đi nào cũng có thể là lần cuối.



Bây giờ chúng tôi là những người lính già, chắc chắn phải hẹn nhau gặp lại ở nơi khác.

Lần cuối. (Tháng Giêng 2008)

Giây phút .. khi nào.. đã đến. Ðại tướng Cao văn Viên ra đi ngày 22 tháng 1 năm 2008 tại Fairfax, VA. cũng không xa nơi ông cư ngụ những ngày sau cùng. Gia đình tuy đơn chiếc nhưng chiến hữu rất đông đảo.

Những vị niên trưởng lừng lẫy của tôi, quý vị do thời thế tạo nên. Lúc còn trẻ tôi có thể đã kỳ vọng và trách cứ quý vị rất nhiều, nhưng bây giờ cấp dưới chúng tôi cũng già rồi, tôi đã suy nghĩ khác đi nhiều. Quả thực chúng ta không thay đổi được định mệnh và không vượt qua được thời thế. Tôi cũng đã từng là anh Thiếu Úy trẻ Bắc kỳ của mùa thu 54, bây giờ cũng đã cao niên như mọi người. Tôi bao dung với chính tấm thân già của mình.

Nhìn cuộc đời nhẹ nhàng hơn và tôi thông cảm với niên trưởng Cao Văn Viên. Tôi vẫn hình dung những buổi chào cờ đầu năm ở Bộ Tổng Tham Mưu. Lá cờ sao của Ðại Tướng Tổng Tư Lệnh bay trên nhà lầu chính. Tướng Cao Văn Viên đội mũ đỏ, áo hoa dù đứng giữa hàng quân để đọc nhật lệnh tại Vũ Ðình Trường Tổng Tham Mưu mênh mông. Hàng chục ông tướng xếp hàng ngang. Trên 50 cấp Ðại Tá xếp hàng dọc. Các sĩ quan, HSQ và binh sĩ của các phòng sở với đủ mọi loại quân phục Liên Quân. Bên trái là đoàn xe với quân cảnh hộ tống thật uy nghi lẫm liệt. Phía xa là trực thăng riêng đậu chờ sẵn.

Cách đó thật xa hơn nữa về cả không gian lẫn thời gian là hình ảnh Trung úy Cao Văn Viên trẻ trung của Secteur Hưng Yên trên chiến trường Bắc Việt. Rồi đến những ngày qua khi niên trưởng Cao Văn Viên sống một mình từ Nữu Ước đến DC. Ông chậm chạp đi bộ từ chợ về nhà, leo lên lầu hai của căn phòng nhỏ, tự mình chuẩn bị bữa ăn. Sáng nay ông ăn món gì? Bánh mì trứng hay trứng bánh mì? Ông có uống sữa hay không? Ông còn nhớ gì đến chuyện di tản ở miền Bắc 54.

Chuyện di tản ở miền Nam 75. Trung úy Thiệu ngày xưa nay đã đi xa rồi, Ðại úy Khiêm ngày xưa vẫn im lìm như thuở nào. Và Trung úy Viên ngày xưa mãi mãi vẫn cô đơn. Tuổi trẻ và danh vọng rồi cũng qua đi. Ai rồi cũng chỉ còn lại một mình. Khi ra đi lần cuối cũng chỉ có một mình. Tất cả quý niên trưởng và chúng tôi ai cũng muốn sống lại cái thời đeo lon cấp Úy của tuổi hoa niên. Phải mà được làm lại từ đầu thì chúng ta sẽ làm biết bao nhiêu điều tử tế hơn, đẹp đẽ hơn, cho bản thân, cho chiến hữu và cho đất nước.“ Tuổi hoa niên cùng mặc áo chinh y. Lòng mở rộng giữa dòng đời ấm áp. Tám mươi năm, kiếp người như gió thoảng. Chiều cô đơn về chậm hồn cao niên.”


Giao Chỉ – San Jose
Mùa Ðông 2008



Thiếu Úy Phạm Hòa, Ái Nữ Đ/T Cao Văn Viên (Cao Phương Lan) và Đại Tá Không Quân Hoa Kỳ con trai của Trung Tướng trong Quân Lực Hoa Kỳ ngưòi đã tiếp đón định cư ông tại Hoa Kỳ

Tồng Thống Việt Nam Cộng Hòa / Nguyễn Văn Thiệu



VNCH từ 1960-1975, trong lúc cọng sản Bắc Việt ngày đêm không ngớt tấn công gây chiến khắp mọi miền đất nước, làm cho đồng bào lầm than, người lính ngày đêm thương vong, chết tủi. Rồi cũng nhờ máu xương của lính mua thêm thời gian tồn tại của VNCH, nên mới có phản chiến, xuống đường, đêm bàn thờ Phật ra phố chợ, làm ô uế bậc thần linh tôn kính. Tóm lại chính vì miền Nam quá tự do, cho nên mới có đất, để bọn Hippy tại Mỹ, qua cái gọi là The Beatles, múa may cuồng ngạo. Mới có trí thực vô hồn không óc, chạy theo Bertraud Russell, Jean Paul Sartre, Herbert Marcuse.. tuy ăn cơm và sống nhờ bàn tay che chở của người lính Quốc Gia, lại lợi dụng tự do, dân chủ, công khai tán tụng cọng sản xâm lăng Hà Nội, hô hào hòa bình giả mạo, bắt quân dân miền Nam buông súng đầu hàng kẻ thù.

Cũng vì tự do dân chủ, mới có thơ văn và âm nhạc phản chiến, công khai chống lại chính phủ mình. Mới có Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Trung, Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, Chân Tín., Lý Chánh Trung... Mới có Hành Trình, Ðất Nước, Tin Văn, Trình Bày, Ðối Diện, Vấn Ðề.. mới có một số lớn con cái của các cán bộ tập kết ra Bắc, để vợ con ở lại sống bằng sự chắt chiu đùm bọc của người Miền Nam. Tới khi trưởng thành, lại trở mặt, nằm vùng chống lại người ơn của mình, mà điển hình nhất là Phi Công Nguyễn Thành Trung trong KQ/VNCH, hiện đang múa may quay cuồng , không có một chút gì là hổ thẹn và hối hận.

Ngày 22-5-1974 Hạ Viện Mỹ phủ quyết đề nghị gia tăng ngân sách viện trợ , cho VNCH tài khóa năm 1975. Cuối tháng 10-1974 trước bất lợi của VNCH, nên CSBV quyết định cưỡng chiếm miền Nam bằng quân sự. Và trong lúc non nước nguy khốn với thù trong giặc ngoài, thì trí thức miền Nam qua báo chí, rầm rộ biểu tình chống chính phủ, đòi tổng thống từ chức. Ngày 10-10-1974 lại ký giả đi ăn mày, do Vũ Hạnh, Kiên Giang (Hà Huy Hà), Nguyễn Văn Bổng giựt dây xúi giục. Trong lúc giặc Bắc đã mở màn cuộc xâm lăng, bằng trận đánh lớn đầu tiên chiếm Thượng Ðức ( Quảng Nam) sau khi đã cùng Mỹ, trân trọng ký vào bản hiệp ước ngưng chiến, để mang lại hòa bình tại hai miền VN.

‘ Không ai có thể tắm hai lần dưới cùng một dòng sông ‘ . Bởi vậy sau ngày 30-4-1975, VN hoàn toàn bị cọng sản nhuộm đỏ, đã không còn biểu tình, chống đối, cho nên đảng cầm quyền một trời một chợ, bán đất nhượng biển, tham nhũng, cướp của giết người, đẩy hơn 80 triệu dân VN vào cảnh đói khổ lầm than, gây nên đại họa thiên cổ, mà không một sử gia hay chữ nghĩa nào, ghi cho hết được.

Nhìn cảnh đời dâu bể, nổi khổ đau trầm thống của dân nước trước uất hận trùng trùng, chúng ta mới thấy thấm thía về những nhận xét của cố TT Nguyễn Văn Thiệu trước tháng 5-1975 : ‘ Ðừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm hay Ðất nước còn thì còn tất cả ‘ . Ngoài ra Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia sau 34 năm sống lưu vong trên đất Mỹ, cũng đã có một nhận xét ‘ Ðừng tin tài liệu của cái gọi là CIA viết về chiến tranh VN, mà hãy nhìn những gì người Mỹ đã làm tại VNCH ‘ .


Theo các tài liệu hiện hành, TT Thiệu sinh ngày 5-4-1923 tại Tri Thủy, làng Khánh Hải quận Thanh Hải tỉnh Ninh Thuận (Trung phần). Nhưng cũng có nguồn tin, đa số phát xuất từ những người chống đối, cho rằng Ông Thiệu vì tin vào các quân sư bói toán thân cận, nên đã đổi lại ngày sinh là 25-12-1924 dương lịch, nhằm ngày 18-11 năm Giáp Tý. Thật ra trong thời kỳ nhiễu nhương tại VN, việc khai trồi sụt tuổi so với năm sinh, là một việc quá đỗi bình thường Tóm lại, về thân thế của TT Thiệu, hiện cũng có nhiều tài liệu đề cập tới nhưng tựu trung đều viết, Ông xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng cũng đã theo học hết các bậc tiểu và trung học tại Thị Xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Sau đó vào Sài Gòn, học Trường Kỹ Thuật Ðổ Hữu Vị (sau đổi là trường Cao Thắng) và cuối cùng là Trường Hàng Hải Dân Sự., đồng môn với Chung Tấn Cang ( Tư lệnh Hải Quân VNCH).

Theo Nguyễn Khắc Ngữ, trong tác phẩm ‘ Những ngày cuối cùng của VNCH ‘, xuất bản sau năm 1975 tại Canada, thì ông Thiệu :

- 1948, theo học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ Quan Ðập Ðá ( Huế). Căn cứ vào kỷ yếu của Trường Vỏ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, thì khóa này chính là Khóa 1 Phan Bội Châu của trường. Năm đó khóa này có 63 SVSQ theo học và thủ khoa là tướng Nguyễn Hữu Có, người mà mới đây, được VC cho lên đài truyền hình phỏng vấn, cùng với Nguyễn Hữu Hạnh.. trong dịp kỷ niệm 30 năm, mừng VN được sống trong thiên đàng xã nghĩa, sau khi đất nước đã chấm dứt chiến tranh., do bọn Việt gian của Ðài Voa, từ Canada về thực hiện, bợ đit VC kiếm cơm.

- 1949 mãn khóa, Ông Thiệu về phục vụ tại Miền Tây Nam Phần, rồi được sang tu nghiệp quân sự tại Coequidan. Ông cũng đã phục vụ trong các đơn vị tác chiến, của Quân Ðội Quốc Gia tân lập, tại Hưng Yên (Bắc Phần), do Trung Tá Dương Quý Phàn chỉ huy. Lúc đó, cùng chung đơn vị có Cao Văn Viên, cả hai mang cấp bậc Trung Úy.
- 1955 là Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh tại Huế.
- 1958 thăng cấp Trung Tá, là Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.
- Ðược theo tu nghiệp các khóa quân sự cao cấp về tham mưu, chính trị tại các quân trường của Hoa Kỳ như Port Leavenwort, Fort Blifs cũng như Okinawa (Nhật).
-1959 tới 1963 : Tư lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, đồn trú tại Biên Hòa.
-1/11/1963 tham dự cuộc binh biến và được thăng Thiếu Tứớng, làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV.
- Ngày 18/1/1965 thăng Trung Tướng, là Ðệ Nhị Phó Thủ Tướng trong Nội Các Trần Văn Hương.
- Ngày 19-6-1965, quân đội VNCH chánh thức đổi thành Quân Lực VNCH và ngày đó đã trở thành NGÀY QUÂN LỰC hằng năm cho tới nay, dù Miền Nam đã bi cọng sản Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm tháng 5-1975. Ngày này, Trung Tướng Thiệu, được Hội Ðồng Quân Lực, cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia (Quốc Trưởng).
-Ngày 4/9/1967 đắc cử Tổng Thống Ðệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam. Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ là Phó Tổng Thống. Trong nhiệm kỳ này, chính phủ VNCH đã thực thi được nhiều cải cách quan trọng về giáo dục, nông nghiệp.
- Tháng 4/1972 tái đắc cử Tổng Thống lần thứ hai, cụ Trần Văn Hương là Phó Tổng Thống.
- Từ đầu năm 1973, qua áp lực cúp viện trợ đồng thời với những bức thơ của Tổng Thống Mỹ là Nixon, hứa hẹn sẽ yểm trợ và can thiệp khi VC xâm lăng Miền Nam, nên TT Thiệu đã bắt buộc, ký vào Bản Hiệp Ước Ngưng Bắn tháng 2-1973, dù đã biết rõ ràng đây là văn tự mà người Mỹ ký bán VNCH cho khối cọng sản quốc tế, để đánh đổi quyền lợi của nước mình.
-Ngày 26/3/1973 TT.Thiệu ban hành Luật Người Cầy Có Ruộng. Cũng từ đó cho tới lúc tàn cuộc chiến, người Mỹ đã gần như chính thức bỏ rơi miền Nam. TT Thiệu trước cảnh thù trong giặc ngoài, thêm CIA và điệp viên cọng sản nằm vùng ngay trong Dinh Ðộc Lập phá hoại, nên đã phải từ chức vào lúc 19 giờ 30 đêm 21-4-1975. Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế nhưng cũng chỉ được vài ngày, rồi giao việc nước lại cho Ðại Tướng Dương Văn Minh, để ông đầu hàng cọng sản vào trưa ngày 30-4-1975.
-Ðêm 26-4-1975, TT Thiệu cùng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, được Hoa Kỳ giúp đỡ phương tiện, di tản tới Ðài Loan. Sau đó Ông tới định cư ở Anh Quốc và cuối cùng cư ngụ tại Boston-Hoa Kỳ.
-Ngày 29/9/2001 Ông ngã bệnh và qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.

Qua lời kể của Băng Ðình, cựu trưởng phái đoàn báo chí Phủ Tổng Thống, trên tạp chí Thế Giới Ngày Nay số 168 và Thiếu Tá Châu Bích, từng phục vụ nhiều năm tại Dinh Ðộc Lập, hiện sống tại Hạ Uy Di. Cả hai đều có nhiều cơ hội gần gũi với vị nguyên thủ quốc gia, khi công tác, thì TT Thiệu là người có tính tình rất bình dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển PhanRang-Phan Thiết, không cần màu mè, mà chỉ muốn nói sao cho mọi người mọi giới, thông cảm là đủ rồi. Nhưng ngược lại khi muốn phổ biến văn bản tới quốc dân, cũng như người ngoại quốc , ông lại tỉ mỉ cẩn thận từ nội dung tới hình thức. Ông rất coi trọng thể diện quốc gia và cá nhân, nhất là không bao giờ sử dụng ngoại ngữ dù ông rất giỏi, chứ không phải như những tin đồn ác ý, nói vì sợ ám sát nên ông rất sợ và lệ thuộc người Mỹ trong mọi phương diện.

Thật sự hoàn toàn trái ngược, căn cứ theo những nguồn tư liệu ghi lại, thái độ của TT Thiệu đối với TT Nixon, trong các cuộc Họp Thượng Ðỉnh tại Honolulu và Midway.. Nhưng quyết liệt nhất là đối với Kissinger tại Dinh Ðộc Lập, khi đương sự tới Sài Gòn vào những ngày cuối năm 1972, để bắt buộc VNCH ký vào bản hiệp ước ngưng bắn. Tóm lại, TT Thiệu là một trong những nhà lãnh đạo VNCH, có lập trường kiên quyết chống cọng sảnxăm lăng Bắc Việt.

Như các phóng viên chiến trường ngày nay, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ngày xưa, luôn chứng tỏ là một tướng lãnh gan lỳ , biết chia xẻ với đồng đội nhũng hiểm nguy nơi chiến trường. Bởi vậy ông luôn có mặt ngay trong những miền lửa khói, đẫm máu và tàn bạo nhất trong quân sử VN và thế giới, giữa lúc vừa tạm ngưng tiếng súng , bom đạn, pháo kích như hồi Tết Mậu Thân (1968), Mùa hè đỏ lửa 1972 tại Trị-Thiên, Bình Ðịnh, Kon Tum, An Lộc.. và nhiều địa danh hiểm ác nhất, khắp bốn vùng chiến thuật, tại miền nam VN, trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975). Cảm động nhất đối với tâm tư của những người lính trận, trẻ tuổi xa nhà, là gần như tất cả các dịp xuân về, ông đều tới các tiền đồn nguy hiểm, xa xôi hẻo lánh hay các đơn vị nghĩa quân, để cùng ăn tết với họ, giữa bom đạn thay tiếng pháo mừng xuân. Thử đếm trên đầu ngón tay, suốt cuộc chiến, đã có bao nhiêu vị tướng lãnh miền nam,, dám đem cái sinh mạng kim cương vàng ròng, để giỡn mặt với tử thần như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ? Họa chăng mới thấy có một người, cũng gan lỳ liều lĩnh như vậy : Ðó là Ðại tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận, từ cuối năm 1969 cho tới đêm 18 tháng 4-1975.

Chính những điều kể trên, khiến cho những người lính già VNCH, từng chiến đấu ngoài mặt trận lúc đó, nay may mắn được sống sót, sau khi đã nếm đủ đắng cay nhục hận, nơi mười hai tầng địa ngục trong cõi thiên đàng xã nghĩa VN.. càng thấy gần gũi hơn với vị lãnh đạo của mình, ít ra trong việc ông đã cùng đồng chung chịu khổ với người lính trận tại chốn sa trường.

Ngày nay qua núi sử liệu mọi phía được công khai mở rộng và quan trong nhất là mới đây, những nhân vật từng có liên hệ tới cuộc chiến VN, trong cũng như ngoài nước, bạn hay thù như TT Nixon, ngoại trưởng Kissinger, Hoàng Ðức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Phú Ðức, Lâm Lễ Trinh, Bùi Tín, Võ văn Kiệt, Lý Quý Chung.. giúp ta thẩm định lại, một cách công bằng và can đảm, khi xuống bút ghi lại những lầm lỗi to lớn của ông, vào những giờ phút nguy ngập của đất nước, như bất nhất ra lệnh bỏ cao nguyên, Huế-Ðà Nẳng, triệt thoái QDI-II.. làm tan vỡ nửa lực lượng quân đội và mất vào tay giặc hơn 3/4 lãnh thổ.

Nhưng tệ nhất là ông cũng giống như các đại tướng Viên, Khiêm.. không dám ở lại cùng lính và dân, khi ‘ thành mất thì chủ tướng phải chết theo thành’, để muôn đời sống trong thanh sử như các vi nam nữ anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Lê Lai, Võ Tánh, Ngô Tùng Chu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Khoa Nam, Phạm văn Phú, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê Nguyên Vỷ, Hồ Ngọc Cẩn.. như lời hứa hẹn trong buổi lễ bàn giao chức vụ Tổng Thống VNCH cho Phó TT. Trần văn Hương.

Sau rốt, dù tài liệu có hé mở cách nào chăng nửa, việc bắt từ chức và bỏ nước ra đi của TT Thiệu, cho tới nay còn khuya các sử gia biết hết sự thật, ngoại trừ các chóp bu Mỹ trong Tòa Bạch Ốc, ông Thiệu, Cụ Hương, ông Dương văn Minh, mới có đủ tư cách và thẩm quyền trả lời. Tiếc thay người Mỹ có bao giờ thành thật để ai tin ?còn tất cả các vị trên nay đã trở thành người thiên cổ, không nói được và cũng không lưu lại cho hậu thế một lời nào. Riêng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì vẫn như thuở nào, im lặng mặc cho miệng đời dị nghị. Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên có nói và viết nhiều, nhưng cũng chỉ là cái tôi muôn đời nay ai cũng biết.

Tóm lại theo Nguyễn Văn Ngân, nguyên phụ tá chính trị lâu năm tại Phủ Tổng Thống, một cộng sự thân tín,dù đã bị chính ông Thiệu bắt giam, vì nghi kỵ phản bội,cũng vẫn phát biểu rằng ‘ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong mười năm tại Dinh Ðộc Lập, đâu có khác gì ngồi trên bàn chông núi đao, vì luôn luôn phải đối phó với thù trong giặc ngoài và chính cả những người thân tín quanh mình, mà một số không ít, nếu chẳng là điệp viên của đệ tam cọng sản Hà Nội nằm vùng, thì cũng làm việc cho CIA Mỹ hay bọn gian thương bất lương Ba Tàu Chợ Lón. Tất cả đã cùng hiệp đảng với đồng đô la viện trợ, góp phần lớn làm sụp đổ VNCH ‘.


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 9-2009
MƯỜNG GIANG

Trả Lại Sự Thật


PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHO VNCH
QUA VIỆC 16 TẤN VÀNG Y CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA
ÐÃ BỊ CS HÀ NỘI CƯỚP VÀO NGAY 1-5-1975

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí chống cộng quyết liệt của Ông, đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ ‘Ðừng nghe những gì cọng sản nói, hãy nhìn những gì cọng sản làm ‘ Nhưng nhức nhối nhất vẫn là câu nói ‘ Còn đất nước thì còn tất cả’ . Thật vậy từ ngày VNCh bị sụp đổ vào trưa 30-4-1975, người miền Nam VN đã mất hết theo vận mệnh của đất nước từ tài sản, mạng sống kể cả cái quyền ‘ biểu tình chống chính quyền ‘..mà Hiến Pháp VNCH có qui định.

Tổng thống Ngô Ðình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc-Gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cọng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sự chiến đấu anh dũng của quân lực Miền Nam. Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975.

Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cọng sản Bắc Việt và bọn Việt Gian tay sai nằm vùng tại hậu phương.

Ðây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cọng sản quốc tế, được tiếp tay công khai, bởi một số ít người,luôn được ưu tiên trong xã hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến. Chúng là thành phần ngụy hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sũng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa, tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷỳ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cọng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.

Công hay tội của những người có liên hệ tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, hiện nay có ai dám vổ ngực nói là mình có đủ tư cách để phê phán, khen chê ? tuy rằng ai cũng cho là mình có quyền nói lên sự thật, dù chỉ nghe lóm, nghe kể hay mao tôn cương sự kiện theo báo chí một chiều. Ngày nay, lịch sử hầu như đã được bật mí, nên tất cả những uẩn khúc của nhân loại đã được phơi bầy ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Thôi thì tất cả hãy dành cho lịch sử mai này quyết định, trong đó chắc sẽ không chừa ai, mà có luôn mấy kẻ tư cách chẳng ra gì, thế nhưng lúc nào cũng đạo đức giả. Ngoài ra còn có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa, sử gia hay kẻ hèn nghèo trong xã hội.

Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi bút và chạy theo đuôi phường mạnh, để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung.. và gần đây là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng, Lê Khả Phiêu, Lê Ðức Anh, Ðổ Mười, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng.. cùng với bè nhóm trên dưới của đảng cọng sản, đang chờ ngày đền tội trước sự quật khởi của đồng bào VN trong và ngoài nước. . khi đảng CS VN ngày nay đã công khai bán nước cho Tàu Ðỏ, cướp bốc giết hại đồng bào và chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo của dân tộc mà rùng rợn nhất là sự kiện quyết tâm hủy hoại Phật Giáo VNTN, Cao Ðài, Hòa Hảo và Thiên Chúa Giáo.

Bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, khi nghĩ tới số phận hẳm hiu của những vị lãnh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng Bảo Ðại, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Trần văn Hương.. nay tới phiên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín suối, chẳng những từ bộ máy tuyên truyền của kẻ thù cọng sản, mà tàn nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia, thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá trớn để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bo côn trùngỳ thành người viết văn viết sử hay lảnh đạo chính trị ba làng, nổi danh nhờ bè nhóm bợ lưng trét phấn hằng ngày trên báo.

Ba mươi bốn năm Việt Nam sống ngoi ngóp trong thiên đàng xã nghĩa, mới thật thấm thía và ý nghĩa biết bao về câu nói của người xưa, nay vẫn còn văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt.. Tóm lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại, có dám bắt chước Tư Mã Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Ðại Trường, Nguyễn Ðức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng hay ít nhất như Tú Rua, Duyên Anh năm nào, đã gục chết trước bạo lực, khủng bố , vì dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy , qua sự hiểu biết của mình, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN.

Những tên ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử và ngụy sĩ quan công chức VNCH của một thời hỗn mang điên loạn , giờ đã không còn thời cơ lên chức trời, để lấy giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi vì hiện nay, gần như tất cả các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng.. cũng đang lần hồi bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử, có liên quan tới chiến cuộc Ðông Ðương, Ðảng và các nhân vật cọng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân tướng Hồ Chí Minh mà thơi gian qua nhiều trí thức trong nước,dù đang bị VC kềm kẹp kê súng vào đầu hay bịt miệng. Thế nhưng họ vẫn hiên ngang lột trần sự thật về cái gọi là ‘ huyền thoại Hồ Chí Minh ‘qua những câu chuyện thật khiến cho ai cũng ghê tởm và mở mắt.

Ðất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bảo tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Ðảng và các chóp bu cọng sản VN, qua Ðổ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyễn Minh Triết, Lê Khả Phiêu, Nguyễn tấn Dũng.... đang theo gót đàn anh thuở trước dâng đất, bán biển, đem tài nguyên của dân tộc cống hiến cho ngoại bang, vinh thân phì gia và tìm một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây dựng trên núi xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua.

Nhưng thời cơ đã thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước sớm muộn gì cũng do toàn dân định đoạt mà tiêu biểu là cuộc xuống đường của người dân cả nước liên tục ngày qua ngày đòi ngụy quyền Hà Nội phải trả lại đất đai tài sản và quyền làm người VN đã bị đảng VC cưởng đoạt. Máu và nước mắt đồng bào đã đổ tại Tòa Khâm Sứ và Ấp Thái Hà Hà Nội cũng như qua các cuộc phản kháng chống VC bán nước cho Tàu Ðỏ khắp nơi. Ðó là sự báo hiệu ngày tàn của đảng cướp cho dù chúng có ba hoa trên báo chí quốc doanh hay đưa bộ máy công an ra kềm kệp hù dọa, thì kết cuộc sụp đổ của chế độ ‘ cướp cạn ‘ cũng không thay đổi dù sớm hay muộn.

Nên những câu chuyện ba xạo, mà đài VC hải ngoại BBC tại Luân Ðôn vừa mới phổ biến, có liên quan tới Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiêu trước và sau 1975, cho dù nói là của Văn khố Vương quốc Anh, thì cũng chẳng có ai tin, vì tất cả những gì về Cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1960-1975), do bọn trí thức Tây phương-Hoa Ky dàn dựng ngày nay, đều dựa theo các tài liệu tuyên truyền của VC.


+ TỔNG THỐNG THIỆU : VỤ 16 TẤN VÀNG VÀ SỰ TỪ CHỨC RA KHỎI NƯỚC :

Sau ngày 30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi cũng là thời gian mặt nạ những kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, kết thúc vai trò làm hề của trí thức miền Nam. Từ đó, tất cả đều nếm chung niềm tân khổ, nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức phản bội năm nào, mới là thành phần bị thiệt thòi nhất., vì vừa bị mất hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng, luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam, lại phải mang thêm sự bóp nát lương tâm vì hối hận và trên hết đã thấu rõ nguyên tắc của xã nghĩa :’ TRÍ THỨC THUA CỤC PHÂN VÌ VÔ DỤNG VÀ PHẢN TRẮC LẬT LỌNG.

Nhưng người trong nước thì an lòng chịu đựng, ngược lại có một số loạn thần nhanh chân chui được vào lòng máy bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên, đoàn tụ, tù nhân chính trị.. vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay đã biển dâu, ông bà sư cố.. cũng y chang xếp hàng như me Mỹ, Ba Tàu Chợ Lớn và bần dân xóm biển.

Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền Nam vì tham nhũng bất tài nên thua VC.. được chấm dứt, khi thành đồng tổ phu Mac Lê, tan hoang, sụp nát vào năm 1990, chẳng những ở Ðông Âu, khắp năm châu , mà còn ngay tại Tổng Ðàn Nga Sô Viết. Cũng từ đó, xã nghĩa thiên đàng thu gọn tại Tàu Cộng, Viêt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba. Rồi các dĩnh cao tại Bắc Bộ Phủ vì cái ăn bản thân cùng sự sống của đảng, đã muối mặt, mở cửa đổi mới, trải thảm đỏ, lạy mời những kẻ thù năm nao như Mỹ, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan.. kể cả Liên Xô, Âu Châu.. vào , để cùng nhau hợp sức, kết đoàn, làm nhanh sự sụp đổ của một quốc gia mang tên VN, từng liệt oanh lừng lẫy dưới trời Ðông Nam Á.

Cũng nhờ mở cửa, những tin tức bán nước hại dân và đại họa tham nhũng cả nước, từ lớn tới bé của Cộng Ðảng.. bị quốc dân phanh phui, tràn lan khắp chân trời góc biển và ngay trên mạng truyền thống quốc tế từng giờ, đã khóa kín những cái miệng thúi của bọn trí thức bợ bưng VC, vẫn còn lẫn quẫn trong tập thể người Việt hải ngoại, đợi dịp và cơ hội đâm sau lưng đồng bào, như chúng từng làm khi còn sống tại VNCH, trong cảnh no cơm ấm cật, ai chết mặc bay, vô luân vô tích sự.

Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris được đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại, số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn Hảo, nguyên phó thủ tướng dưới triều hoàng đế Dương văn Minh hai ngày, nhờ bảo vệ được ‘ 16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân Miền Nam’, để dâng cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ,Phạm văn Ðồng.. ngay khi chúng vào được Sài Gòn, buổi trưa ngày 30-4-1975. Theo nguồn tin từ các hàng thần VC, ngay khi vào Sài Gòn, thì 16 tấn vàng trên, cùng tiền vàng ngân phiếu chứng khoáng của VNCH được lệnh kiểm kê ngay và được Duẩn-Thọ, dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm, tự chia chác ăn xài. Cũng nhờ công lao hãn mã trên, nên Hảo Tiến Sĩ, được VC cho xuất ngoại công khai sang Pháp. Tại Ba Lê, Y ngự trong một khách sạn sang đẹp , mà chủ nhân cũng là chủ của Nhà Hàng Ðồng Khánh tại Chợ Lớn năm nào.

Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và liên hệ thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp, cho thấy Y ra ngoại quốc với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được Cao Thị Nguyệt, vợ góa của tướng Hòa Hảo Ba Cụt, bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở Texas.

Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 34 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘ Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng Quốc Gia VN, khi chạy ra ngoại quốc, vào nhưng ngày cuối thàng 4-1975 ‘.Ðây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia, trong và ngoài nước. Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn, chở ngay về Bắc.

Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng, trong tác phẩm ‘ Bí Mật Dinh Ðộc Lập ‘, cũng là người chủ xướng trong việc, dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược, cung cấp cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ qua đảng Dân Chủ phản chiến, đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam theo cuộc họp báo ngày 14-4-1975 tại Hoa Thịnh Ðốn.

Ai cũng biết, từ tháng 4-1975, miền Nam đã mất tinh thần, vì sự tan rã của hai quân đoàn 1 và 2 khi triệt thoái, theo lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý cắt đứt hết viện trợ, trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi thóp chiến đấu trong tuyệt vọng, vì cạn kiệt đan súng, nhiên liệu. Do trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Ðộc Lập, Nguyễn Tiến Hưng đề nghị dùng số vàng dự trữ, để mua súng đạn. Song song là việc tăng cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương, tại Bến Chương Dương-Sài Gòn, đề phòng Cọng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức các cuộc họp kín, chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng thống, báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước, để chúng không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trử , tại Viện phát hành giấy bạc Ðông Dương (Institut d’Emission) ở Hà Nội.

Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang.. số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, Thống Ðốc Ngân Hàng VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở ( hàng không Mỹ TWA,Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd’s tại Luân Ðôn, Anh Quốc. Nhưng kế hoạch bất thành, vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc đầy ác ý : ‘ Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ chức’. Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.

Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua Ðại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Ngày 26-4-1975, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, mới cho biết, đã tìm được một hãng bảo hiểm số vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi nữa nếu tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở, cũng phải hoàn tất trước ngày 27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark, Manila, Phi Luật Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng.

Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là Phó Thủ Tướng, phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng Y đoán biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa cơ hội lập công dâng cho VC, để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng TT.Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách nhiệm, nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ giao nạp cho VC. Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, được những người chủ Rừng Xanh, trả ơn cho chức ‘ Cố Vấn Kinh Tế’, trong chính phủ Ma Miền Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt.

+ 16 Tấn Vàng bị VC cướp đem về Bắc chia nhau xài :


Tài Liệu Trích Dẫn
Người “buôn tiền” thành bộ trưởng


u

Năm 1986, Lữ Minh Châu làm Bộ trưởng Tổng giám đốc Ngân hàng CSVN. Trước đó, ngày 30/4/1975, với tư cách là Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh, đương sự là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của VNCH.Trước đó nữa, Châu cũng là một trong những người chỉ huy , đường dây buôn tiền lậu, để nuôi VC phản loạn tại NVM, qua bí danh Ba Châu.

Theo lời hắn tứa với báo chí, thì “đường dây buôn tiền”, tức là Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục là do Phạm Hùng lập ra, có Mười Phi là trưởng, còn Châu là phó.

+ Nguyễn Văn Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng

Nhân vừa rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn Văn Thiệu “cuỗm” 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước ngoài, chuyện này có liên hệ tới Lữ Minh Châu, vào ngày 30/4/1975, hắn được chỉ định làm Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Chuyện Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này.

Còn Ba Châu thì : “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng”. “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?”. “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”. “Sự thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?”. “Sau này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi, nhưng không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết”. “Còn tiền thì sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ thì tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam...”. “Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách.

Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể nhớ chính xác số giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ lưu trữ. Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền”. “Còn châu báu, nữ trang?”. “Châu báu, nữ trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải trả lại cho người gửi”.

“Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?”. “Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt”. “Số vàng đó sau này đi về đâu?”. “Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất”. “Còn tiền?”. “Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới”.


Hoàng Hải Vân


Mới đây vào ngày 19-12-2005, cái gọi là Ðài BBC Luân Ðôn, đưa một bản tin giựt gân, nói là dựa theo tài liệu mật, đã được Cục Văn khố Anh cho phổ biến. , trong đó có nói về sự ra đi của Tổng thóng VNCH Nguyễn Văn Thiệu,từ hơn 30 năm trước. Theo nhận xét của tất cả các nhà viết sử hiện nay cũng như những người trước đây, từng liên hệ hiểu biết về hậu trưong chính trị Nam VN trong Dinh Ðộc Lập, thì tin trên hoàn toàn láo khoét, bịa xạo và rõ ràng nhất cho thấy, đây là tài liệu của VC, đã có sẳn từ trước, nhằm bôi bác, làm mất uy tín người Việt Quốc Gia, cũng như chính quyền VNCH thời trước.

Cũng theo nguồn tin VC trên, thì TT.Thiệu đã bỏ trốn khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975, bằng trực thăng Mỹ, chở từ đất liền ra Hạm đội 7 ngoài hải phận. Sau đó mới tới Ðài Loan với vợ con và các phụ tá.. Sở dĩ có tình trạng thúi tha này, là vì sau ngày Miền Nam bị sụp đổ, người Tây phương cũng như Việt hải ngoại, khi muốn tìm hiểu về thực trạng của cuộc chiến vừa qua, hay tới tìm tài liệu tham khảo tại các văn khố Pháp, Anh, Mỹ, các thư viện.. mà gần hết sach báo, tài liệu được sản xuất ở Bắc Bộ Phủ hay của bọn nhà văn, nhà báo thân hoặc theo cọng sản. Do trên nội dung chỉ viềt một chiều, nói tốt tất cả cho đảng và phe mình với chủ đích mạt sát những người Miền Nam VN thua trận.

Trong lúc đó những vị nguyên thủ như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu.kể cả Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì im lặng lại không viết hồi ký. Còn đa số các vị tướng lãnh có lương tâm, tự cảm thấy mình có tội với đồng bào và đất nước sau ngày 30-4-1975, nên cũng không muốn viết gì về những kỷ niệm đau thương cũ, cuối cùng để cho bí mật cận sử, chôn vùi theo thân xác, tạo cớ cho bọn bồi bút, ngụy sử của cả trăm phía, hư cấu, viết xạo, nhục mạ các chiến sĩ Quốc gia, mà Ðài BBC Luân Ðôn đã làm, là một biểu tượng đáng phỉ nhổ.

Theo các nhà biên khảo về chiến tranh VN, thì tin tức có liên quan tới sự ra đi của TT.Thiệu, đầu tiên được xì ra, do Trưởng phòng CIA của Mỹ ở Sài Gòn là Frank Sneepp, viết trong ‘ Decent Interval ‘ , từ trang 434-437., xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1978. Theo đại sứ Martin, thì chính mình, thay vì nhờ cơ quan Dao giúp, lại yêu cầu Giám đốc CIA ở VN, lúc đó là Polgar, giúp đưa TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm đi Ðài Loan bằng chiếc DC-6 của Tòa Ðại sứ Mỹ, từ Thái Lan bay qua Sài Gòn, trong đêm 25-4-1975.. Theo Snepp viết, thì TT Thiệu đã bỏ trốn khỏi VN, vì khi ra đi, chẳng có một giấy tờ của VNCH hay Hoa Kỳ cho phép.hay chứng nhận.

Còn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, trong sách ‘ khi Ðồng Minh tháo chạy ‘ vừa xuất bản, viết về sự ra đi của TT.Thiệu và Thủ tướng Khiêm nơi trang 391-392, cũng chỉ dựa theo tài liệu từ ‘ Decent Interval ‘ của Frank Snepp nhưng sai chi tiết, khi nói TT.Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một sĩ quan tùy viên VN, trong lúc đó ông ngồi giữa Polgar và Timmes.

Nhưng qua lời kể lại của một nhân chứng, đã cùng đi với TT.Thiệu và đến Mỹ vào tháng 6-1975, hiện còn sống tại Nam California, thì trước khi ra đi, TT Thiệu và người này, có tới văn phòng của TT.Trần Văn Hương, để trình một bức thư, đại ý ‘ Theo lệnh TT.Hương, cựu TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm sẽ hướng dẫn một Phái đoàn, tới các quốc gia Ðông Nam Á, để giải độc .. ’ ’ ’ ’Sau đó đoàn người, gồm TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm và tuỳ tùng, rời nhà trong Bộ TTM, lái xe chạy theo hướng Sài Gòn, Chợ Lớn, đường Nguyễn Văn Thoại, Trường đua Phú Thọ, Lăng Cha Cả.. rồi mới vào cổng Phi Long, ra phi đạo, lúc đó có mặt Ðại sứ Martin, chào tiển biệt. Như vậy, theo nguồn tin này, đã hoàn toàn khác hẳn với lời Frank Snepp, là TT Thiệu đi Ðài Loan, có giấy tờ của Chính phủ VNCH giới thiệu với nhà cầm quyền Ðài Loan, chứ không phải bỏ trốn.

Vẫn từ lời kể trên, thì chính Frank Snepp là tài xế trong chiếc xe chở TT Thiệu, ghế trước còn có Trung Tá tùy viên Tôn Thất Ái Chiêu, xe từ nhà Thủ tướng Khiêm, trong Bộ TTM tới phi trường Tân Sơn Nhất. Băng sau TT Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và Ðại tá Chánh tuỳ viên Nguyễn Văn Ðức. Sau khi tới Ðài Loan, TT Thiệu đã xin tới Anh định cư, mà không vào Mỹ.

Sau này khi viết về cuộc chiến VN, thủ tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn, đã có nhận xét rất xác thực, đã diển tả thái độ hờ hửng của đồng bào Miền Nam qua suốt cuốc chiến. Sỡ dỉ có sự đối xữ trên, không phải vì chính phủ VNCH, chỉ kiểm soát được 30% dân số và phần còn lại chỉ là đám lục bình trôi nổi như nhận xét của một sử gia nào đó. Thật sự Miền Nam hoàn toàn khác biệt với chế độ độc tài khủng bố của Bắc Việt. Ngoài ra hầu hết các nhà lãnh đạo của Miền Nam từ Cưu Hoàng Bảo Ðại tới các vị Tổng thống Diệm, Thiệu, Hương.. quá tự do và nhân đạo. Trong lúc đó, do cơ quan tuyên truyền của Miền Nam yếu kém, phần nửa hầu hết trình độ hiểu biết của đồng bào rất hạn hẹp, nhất là ở nông thôn, miền núi, xóm biển.. nên đã bị giặc Cộng dụ dổ, đầu độc. Ðã vậy dân chúng còn thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc, hầu như chỉ muốn giao phó hết cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây.

Người dân đã vậy, đất nước càng bất hạnh vì đã không có một vị lãnh đạo nào, đủ khả năng đạo đức, tầm vóc để ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhìn thấu đáo toàn diện chính sách của Hoa Kỳ, để mà phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lãnh thổ, trong lúc khẩn cấp. Thêm vào đó, còn có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân Cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, tìm cách phá rối xách động mọi người, chống lại chính quyền, giúp cho giặc có cơ hội cưởng chiếm đất nước. Tới khi Sài Gòn thất thủ, sau ngày 1-5-1975 , những thành phần trí thức xôi thịt trên,cũng bị VC vắt chanh bỏ võ, đào thải không thương tiếc chút công lao đã dâng hiến cho đảng.

Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẵm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương .Nay cũng đã hơn ba mươi ba năm (1975-2008), mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẻm gai, trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màn lưới vô hình rình rập của công an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình.. trong thân phận của kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hưng mình, mới là điều thương tâm thống hận.

Ðiều này cho thấy đất nước tới nay vẫn đâu có kẻ hùng tài minh đức thật sự, để cầm đầu toàn dân nổi dậy, diệt tan cái đám sâu bọ lạc hậu già nua VC, vẫn còn ngồi trên đầu cả nước, chẳng những bán nước cho Tàu và bọn tư bản, mà còn bóc lột, đầy đoạ cả một dân tộc, càng lúc càng lún thúi trong ảo vọng xã họi chủ nghĩa, hiện bị nhân loại vút vào quên lãng.

Ðến nay VN còn chưa có lãnh đạo, trong lúc đất nước rối rấm như tơ vò, lãnh thổ thị bị Tàu đỏ cưởng chiếm, đồng bào cả nước hải sợ vì nạn cướp giựt công khai của đảng VC, các tôn giáo bất lực trước khủng bố tại Hà Nội.. thì những người như Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương.qua dòng cận sử hai mươi năm tồn tại của VNCH, cho dù có bị ganh tị, bôi bác, ít ra họ cũng xứng đáng đại diện cho Nam VN trong giai đoạn lịch sử thời đó.

Cho nên nói thì ai cũng nói được vì nói là độc quyền của con người đâu có đóng thuế dù ở bẹn Mỹ hay Âu Châu.


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 9-2009
MƯỜNG GIANG



Nơi Cộng Sản Việt Nam cất giữ 16 tấn vàng

Nhớ về người Tư Lệnh Củ



Nhớ về người Tư Lệnh cũ

Trong các đơn vị thuộc vùng 3 Chiến thuật, Sư đoàn 5 Bộ binh là đại đơn vị trấn nhậm một trọng điểm có tầm sinh tử đối với thủ đô Sài Gòn nhất. Do đó, các cuộc binh biến không thể thiếu sự đóng góp của Sư đoàn 5 BB. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu nhờ vào chức vụ Tư lệnh SĐ5BB mà đã được mời tham gia vào cuộc đảo chánh lật đổ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Từ các căn cứ ở Bình Dương, chỉ cách Sài Gòn không đầy 30 ki lô mét, các đơn vị mang số 5 đỏ giữa ngôi sao trắng đã được nhanh chóng điều động về thủ đô chiếm cứ các cơ quan trọng yếu của chế độ. Trong tấm ảnh chụp chung của các Tướng lãnh tham gia đảo chính, Đại Tá Thiệu lúc đó còn ngồi một cách khiêm tốn ở hàng sau giữa những ông tướng có vẻ hùng hổ, tự đắc. Khuôn mặt ông Thiệu ngày đó còn gầy guộc, nhưng đã thấy trong đôi mắt nét sắc sảo, hứa hẹn một bước tiến chính trị rộng mở trong tương lai.

Là một sĩ quan cấp úy nhỏ nhoi trong đội quân cả triệu người, thì hiểu biết được bao nhiêu mà dám viết về một Tổng thống, một Tổng Tư Lệnh Quân đội! Nhất là về cố Tổng thống Thiệu, người đã được công chúng và nhiều sử gia nhận xét thiếu công minh cho đến khi các tài liệu dần dần được giải mật và công bố để trả lại cho ông phần nào sự công bằng.

Lần đầu tiên tôi được gần ông nhất là ngày lễ mãn khoá của Khoá 1 Sĩ quan hiện dịch Chiến Tranh Chính Trị vào đầu tháng 5 năm 1969. Sau đại lễ huy hoàng tại vũ đình trường, các tân thiếu úy được đưa vào hội trường mới xây phía sau lưng toà nhà Bộ Chỉ Huy. Nơi đây, chúng tôi sắp hàng một để lần lược bước đến nhận quà do Tổng thống trao tận tay. Đó là một cây bút bi hiệu Parker, trên đó có in huy hiệu của Tổng Thống bằng kim nhũ và một cửa sổ nhỏ để mỗi lần bấm thì hiện ra theo thứ tự các dòng chữ biểu hiện ba mục tiêu mà chính phủ của ông đã đề ra: xây dựng dân chủ, giải quyết chiến tranh, và cải tạo xã hội.

Nhận xét đầu tiên khi đối mặt vị Tổng thống là ông có khuôn mặt nhỏ nhưng rất thông minh, đôi mắt sáng sắc sảo, và nụ cười rất thân tình, cởi mở. Nhờ đó, những tân thiếu úy đã không cảm thấy khoảng cách quá xa đối với người lãnh đạo cao nhất của quốc gia và quân đội. Ông đã dùng cơm với chúng tôi sau khi ban một huấn thị ngắn và đầy ý nghĩa của một người anh đối với các em vừa chuẩn bị bước vào cuộc chiến gian nguy.

Vì đường công danh chính trị của ông phát xuất từ Sư Đoàn 5 Bộ binh, nên mối quan tâm của ông đối với sư đoàn này cũng có phần đặc biệt ưu đãi. Các tư lịnh sư đoàn thường là những vị thân tín của Tổng thống Thiệu và rất có tương lai trong binh nghiệp. Sau khi ra trường tôi may mắn phục vụ sư đoàn này, và đã từng hãnh diện khi nhìn thấy tấm hình của vị cựu Tư lịnh Nguyễn Văn Thiệu treo trong các phòng họp cấp Sư đoàn và Trung đoàn. Ngoài cái biệt danh “Sư Đoàn Nùng” (vì là hậu thân của một đơn vị toàn người Nùng từ miền Thượng Du Bắc Việt chuyển vào sau hiệp định Geneve), người ta còn gọi chúng tôi là “lính ông Thiệu”.

Thuyên chuyển qua Không Quân cuối năm 1971, tôi không được vinh dự tham chiến trận An Lộc vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, nên không được có mặt công kênh Tổng thống khi ông đến chiến trường ủy lạo binh sĩ giữa lúc tiếng súng còn chưa dứt ở các đồn diền cao su quanh thị trấn An Lộc đổ nát. Chúng tôi quý ông ở điểm này. Là một nguyên thủ quốc gia, ông có quyền hưởng những ngày tết an toàn ở thủ đô trong không khí hạnh phúc của gia đình. Nhưng không có Tết nào mà ông không tìm đến với các đơn vị tiền đồn hẻo lánh. Trong bộ ka ki bốn túi bình dị, chiếc nón jockey đen có phù hiệu hai con rồng, Tổng thống Thiệu đã mang lại cho những người lính chiến chúng tôi niềm an ủi sâu xa thể hiện một mối quan tâm mà hiếm khi thấy được ở những vị lãnh đạo khác.

Tính bình dị của ông, lần nữa tôi được thấy khi ông đến thăm Căn Cứ 20 Chiến Thuật Không Quân ở Phan Rang. Hồi đó là gần cuối năm 1972, sau khi chúng tôi hoàn tất việc tiếp nhận căn cứ từ Không Lực Hoa Kỳ. Một đại đơn vị tân lập của Không Quân Việt Nam đang thành hình, đi vào ổn định để tích cực tham gia chiến đấu ở Vùng 2 Chiến thuật.

Tổng thống đã đến với chúng tôi, ăn tối với các sĩ quan tại Câu Lạc Bộ trên ngọn đồi nhìn ra hướng bờ biển Ninh Chữ. Không một chút quan cách, lễ nghi, ông đã tươi cười trò chuyện cùng chúng tôi trong hơn hai tiếng đồng hồ. Ông đã trao cho Căn cứ một món tiền nhỏ và dí dỏm: “Thường là cấp nhỏ hối lộ cấp trên! Bây giờ thì tôi hối lộ các anh.” Số là Tổng thống còn bà mẹ già đang ở trong căn nhà gần bờ biển. Hàng ngày, các phản lực cơ của Không đoàn 92 Chiến Thuật cất cánh thường bay qua phía làng của Tổng Thống. Tiếng gầm rú của động cơ quấy nhiễu không khí yên bình của bà cụ, làm bà sợ hãi. Ông Tổng Tư Lệnh phải hối lộ cho thuộc cấp để yêu cầu bay chệch một chút, né cái làng Ninh Chữ kia ra.

Miền Nam mất.

Người ta đổ lỗi cho nhau. Người chịu nhiều tai tiếng là Tổng thống Thiệu.

Dĩ nhiên, ông không thể tránh phần trách nhiệm nặng nề đã làm mất miền Nam, đưa đẩy mười lăm triệu đồng bào vào hỏa ngục Cộng Sản, gần ba trăm ngàn đồng đội vào các trại tù khắc nghiệt mà hậu quả có hàng chục ngàn đã chết cách này hay cách khác, cùng với cả triệu người liều thân vượt biển mà con số bỏ thây làm mồi cho cá lên đến hơn một nửa.

Ông cũng bị tai tiếng về tài sản miền Nam, điển hình là 16 tấn vàng mà thực tế là đã do tên phản bội Nguyễn Văn Hảo trao lại cho bọn Việt Cộng. Lưu vong ra nước ngoài, ông đã sống ẩn dật, không ồn ào phô trương mà âm thầm chịu đựng búa rìu dư luận. Có thể ông có tài sản lên đến bạc triệu đô la. Nhưng nó đáng kể vào đâu nếu so sánh với con số hàng tỷ đô là mà bọn Việt Cộng thủ đắc hiện nay ?

Tôi cầu xin vong linh cố Tổng Thống tha thứ vì chính tôi cũng đã có lần viết thiếu công bằng về ông khi nhìn sự thất bại của miền Nam theo cách nhìn hạn hẹp của mình. Làm lãnh tụ một nước nhỏ, hoàn toàn lệ thuộc về kinh viện và quân viện của ngoại bang, thì việc quyết định không thể nào tự chủ được. Tổng thống Diệm cũng vì yêu nước, kiên cường trước áp lực Mỹ mà bị thảm sát. Tổng thống Thiệu đã vẫy vùng mà không thoát được. Ông cũng đã từng chứng tỏ sự can đảm, cứng rắn đến độ căng thẳng với Mỹ trong thời gian chuẩn bị Hoà Đàm Paris. Ông cũng từng đối đầu với tên cáo già Henry Kissinger và đã bị tên Do Thái này gán cho những từ ngữ không đẹp. Tựu trung, ông đã chứng minh bản lãnh, lòng yêu nước, trí thông minh đáng để chúng ta khâm phục hơn là trách cứ. Sự thành bại của miền Nam hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của chúng ta.

Duy chỉ có một điều chúng tôi trách ông. Đó là việc dùng người của ông thiên về cảm tình, sự trung thành hơn là dựa trên khả năng. Tôi từng tiếc cho những anh tài không được trọng dụng, mà thay vào đó là những tướng lãnh thiếu kinh nghiệm chiến đấu nhưng đầy lòng tham. Hậu quả là nạn tham nhũng đã làm băng hoại tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam. Quân Lực VNCH có hơn trăm vị tướng mà con số vị trong sạch tài đức chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mà ngay họ cũng chẳng ngồi lâu hay được trọng dụng đúng với khả năng. Khi thành lập đảng Dân Chủ, Tổng Thống Thiệu đã vì an toàn chính trị của mình mà làm tan vỡ khối đại đoàn kết quốc gia giữa các đảng phái chính trị và tôn giáo. Những năm đấu thập niên 1970, khi tình hình quân sự rất khả quan, phải chi ông chú tâm vào cuộc chiến bài trừ tham nhũng, nâng đỡ đối lập, phát huy thêm tự do để tăng cường sức mạnh quần chúng thì có hy vọng cải thiện phần nào cách nhìn của người Mỹ và cuộc chiến đã không kết thúc theo chiều hướng bi đát như đã xảy ra năm 1975.

Nói gì đi nữa thì công và tôi của một vị Tổng thống phải chờ thêm thời gian để phán đoán. Những cuốn sách do các chính khách, báo giới cả Mỹ lẫn Việt viết ra sau này, những tài liệu được giải mật đã đem lại phần nào sự xét đoán công minh về vị Tổng thống thứ hai của chế độ Cộng Hoà Việt Nam.

Tôi vẫn quý ông về lòng ái quốc và những đức tính hiếm hoi trong vai trò người lãnh đạo quốc gia và nhất là người Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực VNCH.

Chúng ta sẽ nhớ mãi câu nói của ông :”Sống mà không có Tự do, thì coi như đã chết” (To live without freedom is to have already died.)



Austin, tháng 9, 2009

Kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 8 của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (29/9/2001 – 29/9/2009)


Đỗ Văn Phúc