*Chapter 785 of the Vietnam Veterans of America, Orange County,
California, of which you Hoa are a Chapter Member of Honor and the recipient
of the coveted "Four Chaplains Award," send our condolences to the family of
a Vietnamese Hero and American ally, *
*General Cao Van Vien. *
** *Our Chapter salutes General Cao Van Vien, a Vietnamese hero and we acknowledge and recognize his many years of courageous service fighting our common enemy, the communist. We know that he is now wrapped in God's arms, free at last from the pain and suffering one endures when he loses his Country. We were honored to have General Cao Van Vien honor us with his presence in his adopted country, the United States of America.*
*Chapter 785 will forever recognize General Cao Van Vien and all our Vietnamese Allies as our "Band of Brothers" and we shall never forget their bravery, their courageous service and sacrifice and their steadfast devotion to duty.*
*Semper Fi Chapter 785 sends....*
*Major Bill Mimiaga USMC (RET)*
*We salute General Cao Van Vien*
Tuesday, November 11, 2008
Monday, September 15, 2008
Lê Quang Lưỡng
Tướng Lê Quang Lưỡng.
Tướng Lê Quang Lưỡng sinh năm 1932 quê tại tỉnh Bình Dương. Thời niên thiếu, học hết bậc Tiểu học tại tỉnh nhà ông lên Sài Gòn theo học tại Trường Trung Học Petrus Ký. Sau khi lấy bằng Thành Chung ông gia nhập vào quân đội và xuất thân Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Đại Tá Lê Văn Phát…Ngay khi vừa mãn khóa vào ngày 1 tháng 06 năm 1954 ông tình nguyện sang Binh Chủng Nhảy Dù và được gởi ngay ra Bắc bổ sung cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với chức vụ Trung Đội Trưởng của Đại Ðội 52 ND. Từ đó ông đã trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng (Thăng cấp Trung Úy tháng 6/1956), Đại Đội Trưởng (Thăng cấp Đại Úy tháng 11/1963), Ban 3 Tiểu Đoàn rồi Tiểu Đoàn Phó.
Năm 1965 Ông được đi du học về “Tác Chiến Trong Rừng Núi Sình Lầy” tại Mã Lai Á. Tại quân trường ông đã trình bày chiến thuật tấn công và tác chiến theo quan điểm của riêng ông được tất cả các Huấn luyện viên đều chú ý và thán phục. Đến tháng 9/1965, về nước với bằng tốt nghiệp Thủ Khoa, ông được Tướng Dư Quốc Đống chỉ định nhiệm vụ thành lập và giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2ND tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp ở Bà Rịa. Trong buổi lể xuất quân của TĐ2ND vào tháng 1/1966, Đại Tá Lý Thái Như Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG Vạn Kiếp đã Chủ Tọa và trao gắng cấp bậc Thiếu Tá cho Ông.
Sau buổi lể xuất quân, Tiểu Ðoàn 2 ND về trấn giữ vòng đai Biệt-Khu-Thủ-Ðô vừa chỉnh trang đơn vị, vừa tái huấn luyện tại chỗ. Chính ông đã đứng ra hướng dẩn tất cả Sĩ quan cũng như binh sĩ về chiến thuật và kỹ thuật tác chiến của Nhảy Dù và ngay sau đó TĐ2ND đã tham chiến tại khu phi chiến, tại đồi 1416 trên đỉnh Ngok Wank quân khu II, tại khắp các mặt trận ở các quân khu và đã từng gây kinh hoàng cho các đơn vị CS không thua bất cứ một đơn vị Nhảy Dù kỳ cựu nào khác.
Cuối năm 1967, ông sang Okinawa du khảo và học hỏi về Chiến thuật phản tình báo và chống chiến tranh du kích. Ngày 25/1/1968, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù thay thế Trung Tá Hồ Trung Hậu, đánh đuổi quân Cộng Sản ra khỏi Huế và Quảng Trị trong trận chiến “Tổng Công Kích năm Mậu Thân” của CS. Sau trận nầy ông được thăng cấp Trung Tá tại mặt trận vào tháng 4/1968. Và cũng trong chức vụ LĐT/LĐIND ông được thăng cấp Ðại Tá tại mặt trận vào tháng 9/1969 sau các cuộc hành quân tại Tây Ninh để tiêu diệt các đơn vị CS lẩn khuất trong khu vực Chiến Khu C và đưa chiến trường ra khỏi lảnh thổ Quân Khu III qua bên kia biên giới.
Kể từ đây, ông đã tham gia hầu hết các cuộc hành quân làm nên lịch sử của SĐND, như là Chiến dịch Bình Tây Kampuchea 1970, Hành Quân Lam Sơn 719 trên đất Lào vào tháng 02 năm 1971, giải vây An Lộc tháng 4/1972, Hành Quân Lam Sơn 72 trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Trị vào tháng 06 năm 1972, và cuộc hành quân tái chiếm Thường Đức vào tháng 08 năm 1974. Trong ba cuộc hành quân đầu, Tướng Lưỡng đã tham dự với tư cách Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trong các cuộc hành quân về sau Tướng Lưỡng đã điều quân với tư cách là Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
Trong trận chiến giải vây An Lộc năm 1972, tài điều binh của ông đã được đưa vào chương trình nghiên huấn của Trường Quân Sự Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy & Tham Mưu) ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ sau hai danh tướng Tôn Tử, một thiên tài quân sự nổi tiếng của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc (722 – 480 TCN) và Erwin Rommel (1891 – 1944 có biệt danh là "the Desert Fox") một tướng lảnh lừng danh của Đức Quốc Xả vào đệ nhị thế chiến.
Trong trận chiến nầy ông đã phối hợp chiến thuật phân tán mỏng các đơn vị Nhảy Dù để bao vây, dùng các Tổ Khinh Binh đột kích vào các chốt của CS rồi dùng Phi Pháo và Pháo Binh tiêu diệt địch để phá vở chiến thuật Chốt Kiềng của CS tại suối Tàu Ô cũng như tại cửa ngỏ Sóc Gòn của An Lộc.
Đại Tá Lê Quang Lưỡng đã áp dụng yếu tố bất ngờ một cách táo bạo và thành công khi đổ quân Nhảy Dù xuống Sóc Ton Cui cạnh Đồi Gió để làm đầu cầu, rồi tiến vào An Lộc. Ông cũng đã nghi binh đánh lạc hướng địch quân khi liên lạc bằng hệ thống âm thoại báo cho Tướng Hưng rằng ông sẽ không vào An Lộc mà ngày mai Quân Đoàn sẽ đưa một đại đơn vị nhảy xuống phía Bắc An Lộc tấn công vào Đồi Đồng Long vào giải cứu các đơn vị bị bao vây. Ông được Tướng Minh Tư Lịnh Quân Khu III đặt trọn niềm tin và giao cho Ông trọn quyền quyết định sách lược.
Với kinh nghiệm lão luyên trên chiến trường của một “Quân Đội con nhà nghèo” với sự yểm trợ tích cực của người bạn đồng minh, ông đã sử dụng tài tình và hiệu quả lối đánh thần tốc của các Chiến Binh Nhảy Dù với hỏa lực vô tiền khoáng hậu của phi pháo và các pháo đài bay B52 để tiêu diệt các đơn vị CS, để giải vây cho các đơn vị thuộc quyền, để mở rộng vòng đai và rồi hoàn toàn giải tỏa An Lộc.
Tháng 6 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được đề cử chức vụ Phụ-Tá hành-quân cho Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù là Trung Tướng Dư Quốc Đống trong chiến dịch Lôi Phong tái chiếm Quảng Tri. Cuối tháng 8 năm 1972, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp Chuẩn Tướng, và sau đó ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh SĐND. Lúc bấy giờ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sư Đoàn Nhảy Dù đặt tại căn cứ Hiệp Khánh, cách Huế 17 km về phía Bắc.
Tháng 11 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng chính thức được chỉ định làm Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng là vào lúc VNCH đang đi vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất trong lịch sử. Sư Đoàn Nhảy Dù do ông chỉ huy đã phải đương đầu với bao nhiêu thử thách từ phía Cộng quân cũng như từ phía Đồng Minh và nội bộ của VNCH. Nhưng ông luôn giữ đúng phong cách của một vị chỉ huy, thi hành trách nhiệm được giao phó một cách hoàn hảo và suốt đời tận tụy hy sinh cho tổ quốc đến những ngày cuối tháng 4/1975.
Trận đánh để đời sau cùng của ông là trận Thường Đức từ tháng 8/1974 đến tháng 11/1974 ông đã áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến để 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù luân phiên giao tranh và gây thiệt hại nặng nề cho hai SĐ324B, SĐ304 và một Trung Đoàn của SĐ2CSBV cùng các lực lượng địa phương.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử của VNCH, lệnh từ trung ương bỏ quân Đoàn I và rút Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn. Một tin chấn động cho toàn quân, toàn dân và sự kinh hoàng tột độ ấy đã mở đầu cho sự tan rã ồ ạt sau đó.
Hơn thế nửa, kể từ ngày SĐND được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy chiến thuật binh chủng Nhảy Dù, quyền xử dụng các chiến binh Nhảy Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của vị Tư Lệnh. Các đơn vị Nhảy Dù đã bị xé ra từng mãnh. Mỗi đơn vị một nơi rồi lần lược bị tan hàng.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Tướng Lưỡng di tản sang Hoa Kỳ, với nỗi ngậm ngùi: “Sầu hận của tim ta ai biết được. Người tươi vui ta mãi mãi căm hờn”.
Và sau đó ông định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, đến năm 1979 ông cùng gia đình di chuyển về California thành phố Baker Field cho đến cuối đời.
Trong khoảng thời gian từ 1976 đến những năm 1982 ông có tham dự vào một số sinh hoạt trong nỗ lực trở lại VN tổ chức lực lượng kháng chiến nhưng tiếc rằng Trời đã không chiều lòng người. Sau này ông lui dần vào im lặng và ít khi lên tiếng. Ông cũng thường sinh hoạt và gần gũi với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980.
Năm 1990 ông cùng Tướng James B.Vaught Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam trên đại lộ Constitution, Washington D.C cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ. Nhảy Dù là đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến thời điểm nầy, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.
Ngày 21/9/2005 Tướng Lê Quang Luỡng đã qua đời tại Bakefield California vì chứng bệnh Gan, thọ 73 tuổi, để lại nhiều luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ. Đến phút cuối, ông nhất định không cho phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên “quan tài của một bại tướng lưu vong”, ông cũng trăn trối không nhận vòng hoa đưa đám, chỉ nhận tiền mặt để gởi về quê nhà giúp các đàn em thương tật. Tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm và “Huynh Đệ Chi Binh” của người Anh Cả Mũ Đỏ không ai có thể cao hơn thế được. Tại San José California, một Cựu Chiến Binh Nhảy Dù - Định Thế 405 - đã thương khóc ông:
“Người đi…
Cây cỏ buốt đau thương!!!
Anh hùng Lê Quang Lưỡng.
Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.
Vị Tướng lãnh hào hùng,
Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.
Đã bỏ trần gian,
Vội vàng không giã biệt.
Âm âm lạnh, lòng nhói đau da diết,
Thương hơn thương, tử biệt cõi sinh phù.
Hởi Thiên Thần máu đỏ thắm thiên thu,
Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.
Nghiệp cả trả chưa xong,
Đục trong trời phiêu lãng.
Ba mươi năm,
Những buổi chiều bàng bạc.
Cánh hạc thẫn thờ bay,
Cuộc đời nầy đen trắng.
Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng,
Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.
Vó ngựa chân bon…
Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,
Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.
Việt Nam ơi ! cả dân tộc đang quay,
Trận bảo lốc hay cơn say nghiệt ngã.
Ba mươi năm,
Khắp địa cầu xa lạ.
Đoàn Thiên Thần nghiêng ngã dắt dìu nhau.
Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.
Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.
Ba mươi năm,
Vàng đỏ đen tím xậm,
Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.
Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.
Dù một phút, nghĩ, chìm trong dĩ vãng.
Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,
Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.
Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,
Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.
Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.
Vì toàn quân mất vị Tướng anh hùng.
Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,
Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.
Ba mươi năm,
Chiến trường ta còn đó,
Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !
Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,
Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.
Vùng trắc ẩn rồi ai còn ai mất,
Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương mình.
Định thế nào, là thảm bại quang vinh,
Thua hay thắng, thường tình trong dĩ nghiệp.
Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,
Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.
Họ đã tặng đời tim óc, xác thân,
Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.
Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,
Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.
Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,
Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.
Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,
Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.
Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,
Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”
Vĩnh biệt Tư Lệnh.
Vĩnh biệt Đích Thân!!!
Đinh Thế - 405
Tài liệu Tham khảo:
-Phỏng vấn các Chiến Hữu trong SĐND.
-Những tin tức do Anh Lê Quang Đức, con của Tướng Lưỡng cung cấp.
-Thiên Thần Mũ Đỏ Ai còn ? Ai mất ? của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng trên trang nhà www.nhaydu.com.
-Bài Văn Tế Tướng L ê Quang Lưỡng của Định Thế 405 – Giám Đốc Võ Thuật SĐND, Đại Đội Trưởng 90.
-Bài Điếu Văn của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức đọc trong Lể Truy Niệm tại Bakerfield 11/2005
Võ Trung Tín - Nguyễn Hữu Viên (Cập nhật ngày 1/9/2008)
Tôi trở lại viếng thăm người Lính cũ
Từng một thời chia xẻ nổi buồn đau
Cuộc chiến tranh uất hận đến ngàn thâu
Deo dang mai bao năm còn hờn tủi
Lôi Hổ chết, ai người xây nắm mộ
Lá cây rừng phũ lên xác thân anh
Sông gian nguy đói khỗ giữa rừng xanh
Ôi nghiệt ngả bao linh hồn oan khuất
Biệt Hải chết tay ôm mìn kích nổ
Giữa đêm trường lạnh buốt thấu xương da
Tàu địch quân thũng đấy máu chan hòa " Vulcan "
Nhuộm đỏ thắm trên dòng sông vĩnh biệt
Hoa dù nở đêm trăng sao lấp ánh
Nấm xương tàn tô điễm dãi non quê
Mộng chiến chinh chưa thõa mãn lời thề
Vì lý tưởng,vì tự do độc lập
Quê hương Mẹ cảnh thanh bình êm ả
Cánh bườm giăng lộng gió thủy triều dâng
Bước li hương ai khóc hận giữa đêm trường
Ai vinh hiển mong Công hậu, Khánh tường.
Chiến si hề : " thề ra đi không trở lại "
Chí làm trai thề : " lấy da ngựa bọc thay "
Hảy quên đi chuyện DANH LỢI thế gian này
Nhìn thế sự như làn mây bây gió thõang.
Thanh Tâm 2004
Brigadier Le Quang Luong
Brigadier Le Quang Luong Republic of Vietnam Airborne Commander
Joint Republic of Vietnam armed forces on November 17, 1953
Thu Duc Military Officer Academy class 4 January 6th 1954 Graduated with rank Second Lieutenant and transfer to Airborne Qualify training became Officer of RVN Airborne.
In August 1954 transferred to the Fifth Airborne Battalion station at West Lake Ha Noi.
On July 20th 1954 the Geneva Convention divided Vietnam to North and South with 17th Parallel. The Fifth Airborne Battalion moved to South Vietnam First Da Nang, Nha Trang and Thu Duc Saigon, first with Airborne Platoon then Company Commander, Operation Planning Officer, combat battalion commander.
In ten years with Fifth Battalion, from in charge of Platoon to assistance Battalion Commander. Went to Battalion Commander School graduate with top of his class.
Beginning 1966 assigned to establish the Second Airborne Battalion, this Battalion went to many Operations and wipe out many of Communist battalions, The Flag of this Battalion had fourth times awards with Valor.
On November 1967 became Commander Airborne First Combat Regiment replaced for
Lieutenant Colonel Ho Trung Hau.
First Airborne Combat Battalion reinforced for Hue Tet Offensive and support First Army Division operation at Quang Tri, in the Tet Offensive save the head quarter of first Army Division and Brigadier Ngo Quang Truong capture by NVA and push communist out of Hue.
Became Vice Commander of Airborne Division on June 1972 with recommendation of President of Republic of Vietnam.
October 1972 Assigned form President of RVN became Commander of the only
Airborne Division of Republic of Vietnam Armed Forces.
Second Lieutenant June 1st 1954
First Lieutenant 1956
Captain 1963
Major 1966
Lieutenant Colonel 1968
Colonel 1970
Brigadier General 1972
Medal:
National Order, Commander – Third Class
National Order, Officer – Fourth Class
National Order Knight – Fifth Class
21 Gallantry Cross with palm
6 Gallantry Cross with Gold Stars, Silver Stars and Bronze Stars
3 Combat Medals.
US Medals.
2 Silver Star with V Device 1971-1972
3 Bronze Star with V 1967, 1968, 1970
1 Distinguished Flying Cross 1971
1 Air Medal.
Joint Republic of Vietnam armed forces on November 17, 1953
Thu Duc Military Officer Academy class 4 January 6th 1954 Graduated with rank Second Lieutenant and transfer to Airborne Qualify training became Officer of RVN Airborne.
In August 1954 transferred to the Fifth Airborne Battalion station at West Lake Ha Noi.
On July 20th 1954 the Geneva Convention divided Vietnam to North and South with 17th Parallel. The Fifth Airborne Battalion moved to South Vietnam First Da Nang, Nha Trang and Thu Duc Saigon, first with Airborne Platoon then Company Commander, Operation Planning Officer, combat battalion commander.
In ten years with Fifth Battalion, from in charge of Platoon to assistance Battalion Commander. Went to Battalion Commander School graduate with top of his class.
Beginning 1966 assigned to establish the Second Airborne Battalion, this Battalion went to many Operations and wipe out many of Communist battalions, The Flag of this Battalion had fourth times awards with Valor.
On November 1967 became Commander Airborne First Combat Regiment replaced for
Lieutenant Colonel Ho Trung Hau.
First Airborne Combat Battalion reinforced for Hue Tet Offensive and support First Army Division operation at Quang Tri, in the Tet Offensive save the head quarter of first Army Division and Brigadier Ngo Quang Truong capture by NVA and push communist out of Hue.
Became Vice Commander of Airborne Division on June 1972 with recommendation of President of Republic of Vietnam.
October 1972 Assigned form President of RVN became Commander of the only
Airborne Division of Republic of Vietnam Armed Forces.
Second Lieutenant June 1st 1954
First Lieutenant 1956
Captain 1963
Major 1966
Lieutenant Colonel 1968
Colonel 1970
Brigadier General 1972
Medal:
National Order, Commander – Third Class
National Order, Officer – Fourth Class
National Order Knight – Fifth Class
21 Gallantry Cross with palm
6 Gallantry Cross with Gold Stars, Silver Stars and Bronze Stars
3 Combat Medals.
US Medals.
2 Silver Star with V Device 1971-1972
3 Bronze Star with V 1967, 1968, 1970
1 Distinguished Flying Cross 1971
1 Air Medal.
Friday, September 12, 2008
Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
Cám Ơn Anh: Người Lính VNCH
Hồ Đinh - Viết từ KBC 4424 – 3435 và 4608
Như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) từng nói ‘Đất nước còn thì còn tất cả‘. Bởi vậy sau ngày 1-5-1975, đồng bào Miền Nam đã mất hết mọi thứ kể cả quyền làm dân, khi chính phủ và quân lực VNCH không tồn tại, để bảo vệ họ như hồi Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và trăm ngàn chiến cuộc, khắp mọi nẻo đường đất nước, cho tới ngày 30-4-1975 bị rã ngũ theo lệnh buông súng đầu hàng.
Tự ngàn xưa, quân đội Việt Nam luôn nổi tiếng kiêu hùng, nên đã đạt được nhiều chiến công hiển hách, trong suốt dòng lịch sử của dân tộc, qua các cuộc bình Chiêm, phá Tống-Nguyên-Minh-Thanh, khiến các nước lân bang Lào, Miên và cả Xiêm La phải kinh hồn bạt vía.
Là con cháu của Tổ Tiên Hồng-Lac, chúng ta dù được sinh vào thế hệ nào chăng nữa, ra đời trong nước hay nơi hải ngoại, vẫn luôn ngưỡng mộ và hãnh diện, về công đức vĩ đại của tiền nhân, trong đó miên viễn quân đội bao đời.
Với ý nghĩa thiêng liêng và cao quý trên, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được hình thành trong giai đoạn đất nước tạm chia (1955-1975), chống lại cuộc xâm lăng bằng quân sự, của khối cộng sản đệ tam quốc tế, do Việt Cộng Bắc Việt đảm nhận. ĐÂY LÀ MỘT CUỘC CHIẾN SINH-TỬ, của quân đội MIỀN NAM, chống lại cuộc xâm lăng của bộ đội MIỀN BẮC, để giữ lại phân nửa gấm vóc giang sơn của Tiền-Nhân, không lọt vào gông cùm nô lệ của giặc đỏ.
Cho nên, đây không phải là một cuộc chiến giữa cộng SẢN BẮC VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ, như giới truyền thông phương Tây, thời đó và ngay cả bây giờ, đã bóp méo sự thật, mục đích đầu độc dư luận thế giới, làm giảm uy tín của QLVNCH. Có như thế, Cộng Sản và phe ta trốn quân dịch, mới vừa chửi Mỹ, vừa tô son vẽ mặt cho đạo quân tiền phong cộng sản tại Đông Nam Á, tức Bắc Việt có một chính nghĩa lý tưởng, đánh đuổi Mỹ-Ngụy cứu nước.
Đây cũng chính là nỗi thảm thê chất ngất của người Lính Miền Nam, trong hai mươi năm khói lửa. Vì định kiến, vì buông xuôi, vì thủ đoạn con buôn quốc tế, tất cả đã dồn ép QLVNCH vào chân tường, trong cuộc chiến đấu đơn độc, không hậu phương, không một chút tình quân-dân, cá-nước.
Hai mươi năm chiến đấu, đời lính buồn ơi là buồn, trước mặt phải trực diện với một kẻ thù gian xảo độc ác, mất hết thiên lương nhân tính vì đã bị chủ nghĩa nhồi sọ, cho nên chỉ biết có giết người để đạt mục đích được khắc sâu trong da thịt. Còn sau lưng bị thọc bởi hậu phương vô tình bạc bẽo và cuối cùng trên đầu là đồng minh với đại bàng, luôn rình rập để phản bội và bán đứng. Mới đây có Nguyễn Thùy và Vũ Ngọc Tiến, đã dùng bút vẽ lên bức tranh vân cẩu của cuộc chiến vừa qua, cho ta thấy chỉ có Bộ Đội Bắc Việt hay Việt Cộng, vì thèm khát đàn bà, nên chỉ có chúng mới hãm hiếp phụ nữ, chứ người lính VNCH đâu có lý do gì, để mà cuồng dâm cả xác chết của nữ cán bộ VC ?
Cảm nhận đựợc thân phận nhược tiểu của đất nước và sự bất hạnh của dân tộc, nên người lính chấp nhận hy sinh đời trai, để làm tròn bổn phận cùng trách nhiệm của một con người có tim óc, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi TT. Dương Văn Minh bắt buông súng đầu hàng.
Sau đó, cộng sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc, chẳng những mọi chiến lợi phẩm của chính phủ VNCH từ công ốc, ngân khố, quân trang dụng, trong đó có mười sáu tấn vàng y, của quốc gia, được Nguyễn văn Hảo giữ lại để nạp dâng công cho Bắc Bộ Phủ. Tệ nhất là VC táng tận lương tâm, cướp luôn tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào, mà trong số này, có nhiều mẹ chiến sĩ, đã từng nuôi dấu cán binh bộ đội, ủng hộ vàng bạc lúa gạo cho chúng, trong suốt thời gian chiến tranh.
Ngoài việc cầy mồ người chết để trả thù bị thua VNCH trên chiến trường, VC còn hành hạ những phế binh, cô nhi tử sĩ bị kẹt trong nước, với đủ thủ đoạn học được từ KGB, mà mới nhất là chiến dịch ‘đuổi tận, giết tuyệt‘ các thành phần trên, đang sống tại các chòi, dựng trong Nghĩa Địa Phước Bình, Sài Gòn.
Thì ra cách mạng bảy mươi năm, để giải phóng đất nước, mục đích cũng chỉ có thế thôi, nên từ đó theo thời gian, hằng ngàn huyền thoại về ‘Người Bộ Đội Miền Bắc, Vượt Trường Sơn Vào Nam Đánh Mỹ Cứu Nước‘, đã theo lớp son phấn đảng tham nhũng, tham tàn, tham địa vị, tan biến theo lớp sóng phế hưng của cuộc đổi đời mạt lộ.
Ba mươi mốt năm tan hàng rã ngũ, quân-dân Miền Nam đã lần lượt đồng hành, qua hết chín tầng địa ngục trần gian nơi thiên đàng xã nghĩa. Nhưng người lính Miền Nam, sinh ra trong khói lửa, trưởng thành chốn chiến trường, nên thể xác dù đã bị bầm giập tan nát, tinh thần cuả người lính vẫn nguyên vẹn và không ai có thể thay đổi hay ngăn cản lý tưởng của họ.
‘dấu binh lửa nước non như cũ
kẽ hành nhân qua đó chạnh thương
phận trai già rủi chiến trường
chàng Siêu, tóc đã điểm sương mới về .’
(Chinh Phụ Ngâm Khúc)
1- TỪ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA TỚI QUÂN LỰC VNCH :
Ngày 13-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, sau khi bị Hoa Kỳ, thả hai trái bom Nguyên Tử xuống hai thành phố Trường Kỳ và Quang Đảo. Lợi dụng thời cơ trên, quân viễn chinh Pháp theo quân Anh-Ấn xâm nhập VN, chiếm Sài Gòn và Nam Kỳ. Ngày 2-9-1945, nhờ lực lượng OSS (tiền thân của CIA) giúp súng đạn, nên chỉ có một nhóm rất ít cán bộ cộng sản, đã áp đảo khủng bố được đồng bào, để cướp chính quyền của quốc gia lúc đó, đang bị Pháp-Nhật và quan lại Nam Triều, quăng bỏ lăng lóc một cách tội nghiệp, thê thảm bên vệ đường tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Nhờ vậy, Hồ Chí Minh và đảng Việt-Cộng mới có cơ hội, cho quân viễn chinh Pháp từ trong Nam, đổ bộ lên đất Bắc, lúc đó đang do quân Trung Hoa đóng, theo lệnh của Liên Hiệp Quốc, để giải giới quân Nhật từ vỹ tuyến 16 trở ra.
Theo mọi nguồn sử liệu còn lưu trữ, thì chính Hồ Chí Minh cùng Pháp, đã đồng thuận dựng lên một vở tuồng, trong đó Pháp đã mớm lời cho Hồ Chí Minh kêu gọi TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN chống Pháp vào năm 1946. Có kêu gọi, thì Hồ Chí Minh và đảng cộng sản mới nhập nhằng hợp thức hoá, vai trò lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh và đất nước. Rồi vì toàn dân VN nổi lên kháng chiến, nên thực dân Pháp mới có đủ lý do đem quân từ Nam Kỳ ra Bắc Việt, cũng như biện minh với thế giới về chính sách thực dân của mình, trong khi nhân loại đang tìm đủ mọi cách xóa bỏ.
Cũng từ đó, người VN khắp mọi miền đất nước, thay vì đoàn kết chống thực dân, lại chia rẽ thành các khuynh hướng chính trị khác nhau, khiến cho máu dân Việt lại tiếp tục đổ, để cho màu cờ của đảng cộng sản thêm rực rỡ màu máu.
Trong giai đoạn lịch sử này, hai Lực Lượng Quân Sự của Người Việt đã thành hình. Đó là Mặt Trận Việt Minh, một phong trào kkáng chiến chống Pháp, của Tập Thể Người Việt yêu nước, bị Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đệ tam núp bóng, khống chế bằng chủ thuyết Mác-LêNin.
Lực lượng thứ hai gọi là ‘Quân đội Quốc-Gia‘, thực chất cũng chỉ là mượn màu da thay xác chết, bị thực dân Pháp và các lãnh tụ chính trị áp đảo, lợi dụng.Tóm lại người Việt lúc đó, cho dù có chiến đấu trong hàng ngũ nào chăng nữa, cũng chỉ tốn xương máu vô ích mà thôi, vì chỉ để phục vụ cho các chủ thuyết chính tri quốc tế mà thôi.
Về sự thành hình của Quân Đội Quốc Gia cũng vô cùng phức tạp nhưng cũng có thể tóm tắt qua bốn lý do chính sau đây :
+ PHÁP LỢi DUNG THÀNH PHẦN HỢP TÁC CŨ :
Ngay khi đặt được chân vào Sài Gòn sau tháng 9-1945, nhờ sự giúp đỡ của quân Anh-Ấn, tới VN giải giới quân Nhật. Thực dân đã sử dụng ngay các thành phần cộng tác cũ như công chúc, hương chức, quan lại, kỳ hào, lính khố xanh khố đỏ, các dân tộc thiểu số Thái, Mường, Nùng, Thổ, người Thượng cao nguyên Trung Phần, người Chàm, Khmer... để hình thành một Lực Lượng Thân Binh. Chính những người này, mới là lực lượng quân sự đầu tiên chống lại cộng sản đệ tam quốc tế, qua bình phong Việt Minh, vì họ bị kết tội là Việt Gian, luôn bị Việt Cộng đuổi giết tận tuyệt., dồn sát vào chân tường, nên phải chống lại vì không còn con đường nào lựa chọn.
+ CỘNG SẢN XÔ ĐẨY NGƯỜI QUỐC GIA THEO PHÁP :
Ngay khi Pháp được Hồ Chí Minh cho đổ bộ lên đất Bắc, thế chân quân Lư Hán của Trung Hoa. Lúc đó, cộng sản đang núp bóng Mặt Trận Kháng Chiến Việt Minh, để được độc quyền lèo lái toàn dân và đất nước VN vào quỹ đạo của chủ nghĩa Lê-Mác. Ai cũng biết Việt Minh là tố chức chống Pháp của cả nước, bao gồm mọi đảng phái chính trị, chứ không phải của riêng đảng cộng sản đệ tam quốc tế. Ngoài ra,các lực lượng quốc gia cũng đang cùng VC hợp tác chung trong Chính Phủ Liên Hợp, để chống ngoại xâm.
Do đó, để độc quyền, độc đảng, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã thẳng tay tiêu diệt các đảng phái và những ai đối lập. Do sự khủng bố trên, lực lượng quân sự thuộc các đảng phái quốc gia trong mặt trận Việt Minh, phải tách rời đề sống còn. Đây là một trong những thành phần chống lại cộng sản quyết liệt, trong Chính Phủ Bảo Đại từ sau năm 1946-19
+ CỘNG SẢN XÔ ĐẨY MỌI TÔN GIÁO VN, THÀNH THÙ ĐỊCH :
Với chủ trương hủy diệt mọi tôn giáo, Việt Minh qua cộng sản Hà Nội, đã xô đẩy các tín đồ Phật, Thiên Chúa giáo nhất là hai giao phái Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài, trở thành những lực lượng đối nghịch chống lại cộng sản.
+ CỘNG SẢN XÔ ĐẨY MỌI THÀNH PHẦN XÃ HỘI VÀO HÀNG NGŨ QG :
Việt Minh qua sự khống chế của Đệ tam cộng sản quốc tế, đã dùng bạo lực để tiêu diệt mọi thành phần đối tượng xã hội như trí thức, địa chủ, tiểu tư sản, thợ thuyền... qua các chiến dịch gọi là Diệt Tề và Phản Động, khiến cho một số lớn thanh niên nam nữ, đang chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh, đã bỏ về vùng Pháp chiếm đóng.
Như vậy tất cả bốn lực lượng trên, đều chung chủ trương chống lại cộng sản đệ tam, bắt đầu tư năm 1957. Thực tế lực lượng quân sự của Quốc Gia VN, được chính thức thành lập ngày 11-5-1950, cho tới khi ký kết Hiệp Định ngưng bắn Genève năm 1954, vẫn trực thuộc Pháp.
Tháng 7-1954 chia hai đất nước, cho tới 12 giờ trưa ngày 30-4-1975, VNCH được độc lập. Ngày 19-6-1965 được chính phủ Miền Nam, chọn làm ngày QUÂN LỰC, và được tổ chức kỷ niệm hằng năm, kể cả 31 năm sau ngày rã ngũ. Cũng từ đó, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lớn mạnh và trưởng thành, thoát khỏi ảnh hưởng của ngoại bang, Nhờ vậy trong suốt hai mươi năm lửa binh tàn khốc, người lính Miền Nam mới có đủ can trường, để chiến đấu và hy sinh, trong nhiệm vu bảo vệ đất nước và tài sản của đồng bào, trước sự xâm lăng của cộng sản.
Tóm lại nếu không bị Mỹ và bọn trí thức thiên tả của Miền Nam bán đứng, chắc chắn VNCH, cũng như Tây Đức, Nam Hàn và Đài Loan, không bị mất và sụp đổ vào tay Bắc Việt vào tháng 4-1975. Người VN sẽ không bị tủi nhục vì kiếp đầu đường xó chợ, qua thân phận tị nạn, lao động, ban dâm và làm dâu bất đắc dĩ khắp chân trời góc biển.
2 – QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA :
Lãnh thổ VNCH được chia thành bốn vùng chiến thuật và một biệt khu thủ đô. Tính tới ngày ký Hiệp Định ngưng bắn tháng 2-1973 tại Paris, QLVNCH có 220.000 Chủ-Lực quân, gồm Mười Một Sư Đoàn Bộ Binh, mang số 1,2,3,5,7,9,18,21,22 và 25. Ngoài ra còn có Hai Sư Đoàn Tổng Trừ Bị là SD.Nhảy Dù và SD.Thuỷ Quân Lục Chiến, mười lăm Liên Đoàn Biệt Động Quân (quân số tương đương với một Trung Đoàn Bộ Binh, gồm 3 Tiểu Đoàn và một Đại Đội Trinh sát) và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù thuộc Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt.
+ CÁC QUÂN BINH CHỦNG YỂM TRỢ :
* PHÁO BINH : Gồm 66 Tiểu Đoàn và 164 Trung Đội Pháo Biệt Lập, với 1.492 khẩu pháo đủ loại (105-155-175 ly) và bảy Tiểu Đoàn Pháo Binh Phòng Không.
*THIÊT GIÁP : Gồm 22 Thiết Đoàn và 51 Chi Đoàn Thiết Giáp Biệt Lập, sử dụng 2074 Xe Bọc Sắt đủ loại như M113, 114 Thiết Vận Xa và Chiến Xa M41, 48.
*KHÔNG QUÂN : Có 6 Sư Đoàn Chiến Thuật với quân số cơ hữu trên 41.000 người, được phân phối như sau : Sư Đoàn 1 Không Quân ở Đà Nẳng, SD 2- Không Quân ở Nha Trang, Sư Đoàn 3 Không Quân ở Biên Hòa, Sư Đoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ, Sư Đoàn 5 Không Quân ở Sài Gòn và Sư Đoàn 6 Không Quân-Pleiku. Không Quân có 66 Phi Đoàn gồm 22 Phi Đoàn Chiến Đấu với 510 Phi Cơ đủ loại, trong số này có 30 chiếc Phản Lực Cơ tối tân F.5E. Ngoài ra còn 25 Phi Đoàn Trực Thăng Võ Trang với 900 chiếc, năm Phi Đoàn Vận Tải với 80 phi cơ từ C47, Dakota, C123, C130 và Mười Bốn Phi Đoàn Trinh Sát với 360 Trinh Sát Cơ.
Binh Chủng Không Quân có Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Không Quân tại Nha Trang, rất nổi tiếng. Sau ngày 30-4-1975, chỉ có 172 phi cơ đủ loại của KQ.VNCH bay sang đươc Thái Lan và một số ít trực thăng, bay ra các chiến hạm Mỹ ơ Biển Đông.
*HẢI QUÂN : Tính đến năm 1975, quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 Vùng Duyên Hải, Hai Vùng Sông Ngòi và Một Hạm Đội Tuần Duyên có 83 Chiến Hạm đủ loại.
Hải quân có bốn Lực Lượng Đặc Nhiệm, thuộc Hành Quân Lưu Động Sông : Lực Lượng 211 Thủy Bộ, Lực Lượng 212 Tuần Thám, Lực lượng 214 Trung Ương và Lực Lượng 99 Đặc Nhiệm.
Ngoài ra còn có Lực Lượng 213 Duyên Phòng, Liên Đoàn Tuần Giang, 28 Duyên Đoàn, 20 Giang Đoàn Xung Phong, 3 Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, trong đó Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang dành cho các Sĩ Quan Hải Quân
*CƠ CẤU TIẾP VẬN :Gồm năm Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận tại các Quân Khu, riêng Vùng II có 2 cơ cấu tiếp vận, BCH2 đóng tại Qui Nhơn và BCH5 đóng tại Nha Trang, sau đó dời về bán đảo Cam Ranh, khi Mỹ rút về nước.
Tổng Cục Tiếp Vận đóng tại Sài Gòn, gồm các cơ cấu như Cục Quân Y, Quân Vận, Quân Cụ, Truyền Tin, Quân Bưu và Công binh. Tất cả có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho các quân binh chủng cũng như các Tiểu Khu, Quân Trường.
Ngoài các lực lượng chính quy trên, còn có thêm 140.000 Địa Phương Quân, được tổ chức thành 367 Tiểu Đoàn và 85 Đại Đội Biệt Lập. Tất cả cá đơn vi Địa Phương Quân được đặt dưới quyền sử dụng của Tiểu Khu Trưởng, Chi Khu Trưởng.
Từ sau Tết Mậu Thân 1968, nhiều quân nhân Bộ Binh cũng như các đơn vị tổng trừ bị, được thuyên chuyển vì lý do gia cảnh về nguyên quan. Do đó, nhiều Tiểu Đoàn DPQ tại Quảng Nam, Bình Thuận, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An... đã chiến đấu kiêu dũng, hào hùng không thua kém bất cứ một đơn vị nào của QLVNCH.
+ CÁC QUÂN TRƯỜNG VÀ ĐẠI ĐƠN VỊ NỔI TIẾNG CỦA QLVNCH :
* SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ : Là một trong những đại đơn vị hàng đầu và kiêu hùng của QLVNCH. Binh chủng Nhảy Dù rất có kỷ luật, kỷ cương nên được sự mến mộ của đồng bao Miền Nam trong suốt cuộc chiến. Đơn vị này chính thức được thành lập ngày 29-9-1954, khi Pháp giao lại cho Quân Đội VNCH, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (6A-P3), gồm các Tiểu Đoàn 1, 3,4,5,6,7 do Thiếu Tá Đổ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng.
Ngay khi trở thành đơn vị chiến đấu nòng cốt của VNCH, Nhảy Dù đã nhập cuộc, đánh tan lực lượng phản loạn của Bình Xuyên tại Sài Gòn-Chợ Lớn, cuối cùng tiêu diệt chúng tại sào huyệt ở tận Rừng Sát (Phước Tuy). Ngày 26-10-1959, Nhảy Dù được nâng từ Liên Đoàn lên Lữ Đoàn và do Trung Tá Nguyễn Chánh Thi, làm Lữ Đoàn Trưởng.
Do nhu cầu cuộc chiến càng lúc càng sôi động và leo thang, kể từ ngày 1-2-1965, lần nữa Nhảy Dù lại được nâng lên cấp Sư Đoàn, với đầy đủ các cơ cấu trực thuộc, từ đơn vị tác chiến tới yểm trợ. Sư Đoàn có ba Lữ Đoàn tác chiến, ba Tiểu Đoàn Pháo Binh Dù, Một Tiểu Đoàn Công Binh, Một Tiểu Đoàn Quân Y, Các Đại Đội Trinh Sát, Điện Tử, Kỹ Thuật. Từ năm 1965 tới 1972, Trung Tướng Dư Quốc Đống là Tư Lệnh Nhảy Dù. 1972 tới cuối tháng 4-1975, Tư lệnh Nhảy Dù là Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng.
Vào những ngày tháng 4-1975, Sư Đoàn Dù thành lập thêm Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng. Chính Đơn Vị này, đã cùng với Chiến Đoàn 3, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đánh những trận cuối cùng tại vùng ven đô và ngay trong thành phố Sài Gòn, giống như các chiến sĩ của SD18BB tại Xuân Lộc, làm vỡ mật quân xâm lăng Bắc Việt, trước khi Miền Nam bị sụp đổ.
* SƯ ĐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN : Từ ngày thành lập cho tới khi rã ngủ, binh chủng TQLC đã cùng với Nhảy Dù, Biệt Cách và Biệt Động Quân, vẫy vùng khắp bốn vùng chiến thuật và mặt trận ngoại biên.
Chính các điạ danh Đầm Dơi (An Xuyên), Thành phố Huế, quốc lộ 9 và nhất là Cổ Thành Đinh Công Tráng (Quảng Trị)... đã đưa tên tuổi người lính TQLC/VN vào quân sử, hãnh diện đứng ngang hàng với các quân binh chủng thiện chiến nhất trên thế giới.
Binh chủng TQLC được chính thức thành lập vào tháng 10-1954, với quân số nồng cốt được tuyển chọn từ mọi binh chủng như Hải quân, Bộ binh và Biệt Kích. Với quân số ban đầu chừng 2400 người, TQLC thành lập Tiểu Đoàn 1 và các Đại Đội Biệt Lập. Chính Tiểu Đoàn 1/TQLC vào năm 1959, khi được Tổng Thống Ngô Đình Diệm, giao cho trọng trách, trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Nhờ vậy đơn vị này mới có cơ hội đánh đuổi Hải Quân Trung Cộng tới chiếm quần đảo trên, khi Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, ký bán lãnh thổ VN cho Tàu vào năm 1958.
Từ đầu năm 1961, TQLC được tăng quân số lên 3321 người, chia thành bốn Tiểu Đoàn và các đơn vị yểm trợ, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 1-1-1962 được nâng thành Lữ Đoàn, có quân số 5483 người. Trong dịp Việt Nam hoá chiến tranh, TQLC được nâng thành Sư Đoàn hơn 11.000 người, từ năm 1969 tới khi tan hàng. Tư lệnh cuối cùng của binh chủng này là Thiếu tướng Bùi Thế Lân.
* BIỆT ĐỘNG QUÂN : Trong các đơn vị tổng trừ bị của QLVNCH, binh chủng Biệt Động Quân bị thiệt thòi nhất, từ cơ cấu tổ chức cho tới vấn đề biệt phái xử dụng. Nguyên do vì BDQ không có Bộ Tư Lệnh mà chỉ có Bộ Chỉ Huy, qua các vị Chỉ Huy Trưởng như Thiếu Tá Phan Trong Chinh, Đại Tá Lam Sơn, Đại Tá Phan Xuân Nhuận, Đại Tá Trần Văn Hai, Đại Tá Trần Công Liễu và Thiếu Tướng Đổ Kế Giai. Những ngày cuối cùng tháng tư đen, BDQ được nâng thành Sư Đoàn.
BDQ được thành lập năm 1960, là một binh chủng biệt động cảm tử, nên được sử dụng tối đa trong các cuộc hành quân trực thăng vận, nhảy vào tận sào huyệt của VC, tại căn cứ hậu cần và mật khu, khắp bốn vùng chiến thuật. Từ ngày thành lập tới khi rã ngủ, BDQ có 15 Liên Đoàn gồm 45 TD chiến đấu.
BDQ có hai trung tâm huấn luyện tâi Trung Hòa (Củ Chi-Hậu Nghĩa) và Dục Mỹ (Khánh Hòa). Đây chính là lò luyện thép, huấn luyện tân binh cùng với các Khoá học về Rừng Nuí Sình Lầy-Biệt Động, cho các cấp Hạ Sĩ quan và Sỉ Quan/QLVNCH.
Trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975), dân chúng sống ở Vùng 4 Chiến Thuật, không ai là không biết tới uy danh lừng lẫy của những Con Cọp, thuộc các Tiểu Đoàn 41, 42, 43 và 44 BDQ. Năm 1967, Tiểu Đoàn 37 BDQ là đơn vị duy nhất của QLVNCH, được biệt phái cho Hoa Kỳ, để trấn giữ căn cứ Khe Sanh. Trong suốt thời gian chiến đấu, TD này đã giữ vững phòng tuyến, dù bị bắt làm tiền đồn và bị cộng sản tấn công biển người. Sự kiện trên, đã làm cho các quân nhân Hoa Kỳ thêm kính nể QLVNCH. Ngoài ra, hai Tiểu Đaòn 21 và 39 BDQ thuộc Liên Đoàn 1/BDQ cũng là những đơn vị thiện nhất của binh chủng, làm rạng rỡ màu mủ nâu, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và tại mặt trận Sa Huỳnh (Quảng Ngải) năm 1973. Riêng TD 43 BDQ là đơn vị cuối cùng, tử thủ tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tới trưa 30-4-1975, mới buông súng rã ngũ khi có lệnh bắt đầu hàng.
Từ năm 1966, binh chủng BDQ cải tổ và thành lập các Liên Đoàn, đặt trực thuộc Quân Đoàn. Ngày nay khi nhớ về binh chủng, những quân nhân các cấp của BDQ luôn hãnh diện vì đã làm xong trách nhiệm đời trai. Nhiều cấp chỉ huy của binh chủng, đã đi vào quân sử như Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Võ Vàng, Thiếu Tá Trần Đình Tự..
* LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT : Chính thức thành lập từ năm 1957 cho tới ngày 1-1-1963, binh chủng LLDB thuộc Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống, gồm ba cơ cấu : Sở Bắc (sau đổi thành Nha Kỹ Thuật), Sở Nam (sau đổi thành Sở Liên Lạc) và Các Toán Lực Lượng Đặc Biệt.
Sở Bắc đặc trách chiến lược tình báo ngoài lãnh thổ VNCH. Sở Nam trách nhiệm tình báo trong nước. Các Toán LLDB còn được gọi Biệt Kích hay Biệt Cách. Đây là những đơn vị cảm tử, chuyên hoạt động sâu trong vòng địch đóng, không được quân bạn yểm trợ, nên mọi trường hợp nguy cấp, người Biêt Kích Quân, phải tự mưu sinh để sống còn. Từ năm1966, Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ lực lượng Dân Sự Chiến Đấu (Mike Forces) cho Bộ Tư Lệnh LLDB/VN.
Là một binh chủng đặc biệt trong chiến tranh qui ước, nên quân số LLDB đã có lúc lên tới 36.000 người, bao gồm 66 Trại Lực Lượng Đặc Biệt, nằm rải rác dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Đây chính là những chướng ngại vật của cộng sản Bắc Việt, trên đường xâm nhập vào lãnh thổ VNCH. Vì vậy từ năm 1965 về sau, nhiều trận đánh đẫm máu giữa bộ đội Hà Nội và LLDB tại Pleiku, Ben Het, Đức Cơ, Dakto, Đồng Xoài, Lộc Ninh, Tống Lê Chân, Kàtum, Bến Sỏi...
Bắt đầu từ năm 1970, các trại LLDB tại vùng biên giới bị giải tán, nên Biệt Kích Quân tại đây được chuyển sang Biệt Động Quân Biên Phòng. Riêng quân số của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được nhập chung thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, trực thuộc Phòng 3 Bộ TTM.
Những ngày cuối tháng 4-75 của đất nước, Chiến Đoàn 3 của LD81 BCD về bảo vệ Bộ TTM, đã tiêu diệt nhiều tăng pháo của Bắc Việt tại Ngã Tư Bảy Hiền, Bệnh Viện Vì Dân, Lăng Cha Cả Sài Gòn. Hai câu thơ bất hủ của một cô giáo, bị kẹt lại trong Mặt Trận An Lộc vào năm 1972, đã nói lên tinh thần quyết chiến và sự hy sinh tột cùng của người chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt :
‘An Lộc Địa – Sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù – Vị Quốc vong thân‘
*TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA ĐÀ LẠT : Chính thức được thành lập tại Huế năm 1948, với nhiệm vụ đào tạo các sĩ quan trung đội trưởng. Năm 1950, trường di chuyển lên cao nguyên Đà Lạt và đổi tên là Trường Võ Bị Liên Quân. Ngày 29-7-1959, Bộ Quốc Phòng ban hàng Nghị Định số 317, cải tổ cơ sở huấn luyện trên thành một Trường Cao Đẳng chuyên nghiệp. Theo đó các sĩ quan tốt nghiệp, ngoài căn bản quân sự vững chắc, còn có trình độ văn hóa tương đương với bậc đại học. Nhưng dù lý thuyết là thời gian thụ huấn phải đủ bốn năm và trình độ sinh viên được nhập khóa, phải có chứng chỉ Tú Tái Phần 2-ban A-B, nhưng thực tế các khóa học, cũng không đồng nhất và hoàn toàn tuỳ theo hoàn cảnh.
Do đó, từ khóa 1 tới khóa 11 phụ, thời gian học chỉ trên một năm.
Từ khóa 12 tới khóa 22A năm 1965, thời gian thụ huấn từ 1 năm rưỡi – 3 năm.
Bắt đầu khóa 22B (20-11-1965) cho tới khóa 27, thời gian thụ huấn đúng 4 năm.
Kháo 28 chỉ học 3 năm rưỡi.
Khóa 29 học 2 năm rưỡi.
Khoá 30 cuối cùng, nhập học ngày 31-1-1974, tới đầu tháng 4-1975, di tản về học chung với Trường Bộ Binh Thủ Đức, được di chuyển tới Long Thành (Biên Hòa) và tan hàng. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trường Võ Bị là Trung Tá Chaix (1949) và cuối cùng là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.
Tọa lạc trên dãy đồi hùng vỷ của cao nguyên Lâm Viên, ngất ngưởng giữa trời xanh lộng gió, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt bề thế, với lối kiến trúc tân kỳ, gồm đủ các phòng ốc, thư viện và phòng thí nghiệm. Tất cả do nhà thầu Hoa Kỳ đảm trách, đưa ngôi trường lên địa vị ngang hàng với các quân trường nổi tiếng nhất vùng Đông Nam Á, cũng như trường Võ Bị West Point của Mỹ.
Những thanh niên thời đại của Miền Nam VN trong cơn ly loạn, ai nấy đều ao ước được trở thành Sĩ Quan Đà Lạt, nhưng một số không toại nguyện vì sau này, điều kiện nhập học rất khó khăn. Sinh viên ngoài việc phải có chứng chỉ Tú Tài Phần 2-AB, còn phải qua một kỳ thi tuyển. Với các thiếu nữ VN, thì rất hãnh diện khi được sóng đôi với người yêu, trong bộ lễ phục Gabardine mùa đông, có màu Jasper với huy hiệu của Trường, trên cầu vai đỏ và nón két. Từ năm 1948 cho tới khi Miền Nam bị sụp đổ, Trường Võ Bị đã đào tạo được 4600 sĩ quan. Nhiều người được thăng cấp tướng, giữ các chức vụ then chốt trong quân đội cũng như các cơ cấu của chính phủ.
* TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC : Từ tháng 10-1951, để đáp ứng nhu cầu chiến trường, hai trung tâm đào tạo sĩ quan trừ bị được thành lập tại Nam Định (Bắc Phần) và Thủ Đức (Nam Phần). Chính khóa 1 SQTB đã được khai giảng cả hai nơi kể trên.
Để thống nhất việc giảng dạy, đầu năm 1952, trung tâm Nam Định được sáp nhập vào Thủ Đức . Ngôi trường tọa lạc trên dãy đồi thấp thuộc xã Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Từ đó trường liên tục được xây cất và chỉnh trang, trở thành một trong những trường Võ Bị, đẹp và lớn nhất vùng Đông Nam Á.
Cuối năm 1955, trường Bộ Binh Thủ Đức trở thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, vừa đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị Bộ Binh, vừa huấn luyện chuyên môn cho các binh chủng như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin, Quân Nhu, Quân Cụ và Quân Vận. Từ sau tháng 10-1961, phần lớn các trường chuyên môn được dời tới các địa điểm mới nhưng danh xưng Liên Trường, vẫn còn được xử dụng, vì tại Trung vẫn có ba trường hiện diện : Trường Bộ Binh-Trường Thiết Giáp –Trường Võ Thuật Thể Dục Quân Sự.
Chương trình huấn luyện cho sinh viên sĩ quan Thủ Đức gồm hai giai đoạn. Bắt đầu từ khóa 6 trở về sau, sinh viên tốt nghiệp mang cấp bậc Chuẩn uý trừ bị. Từ tháng 2-1969 cho tới ngày 30-4-1975, trung tâm trở lại danh xưng cũ ‘Trường Bộ Binh Thủ Đức‘. Sau 24 năm hoạt động, trường đã đào tạo được 69 khóa Sĩ Quan trừ Bị, với 80.000 Sĩ Quan. Trong số này nhiều người đã trở thành tướng lãnh rất có tên tuổi như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh QĐ1), Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư Lệnh QĐ4), Thiếu Tướng Bùi Thế Lân (Tư Lệnh TQLC, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giam Đốc CSQG)…
Ngày 27-4-1975, trường từ Long Thành dời về Thủ Đức, tại địa điểm cũ ở đồi Tăng Nhơn Phú. Sáng 30-4-1975, xe tăng T54 của cộng sản Bắc Việt tấn công trường nhưng cả 4 chiếc đều bị sinh viên sĩ quan tiêu diệt bằng đại bác 105 bắn trực xạ cũng như M72 và lựu đạn lân tinh.
* TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG : Tọa lạc tại đường Duy Tân Nha Trang, chính thức khai giảng từ tháng 8-1952 nhưng phải tới tháng 7-1955, trường mới thuộc chủ quyền hoàn toàn của VNCH.
Muốn được theo học, các sinh viên Hải Quân phải có Chứng chỉ Tú Tài 2-Ban B. Thời gian thụ huấn là 2 năm, về văn hóa sinh viên có trình độ tương đương bậc đại học. Ra trường, tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân.
Do nhu cầu chiến trường, từ năm 1962-1968, sinh viên HQ chỉ học 18 tháng. Bắt đầu khóa 18 cho tới khóa cuối cùng là 26, sinh viên học đủ 2 năm. Suốt thời gian hoạt động, trường đã đào tạo được 2538 Sĩ Quan Hải Quân và 15.050 Chuyên viên Ngành HQ. Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của trường là Phó Đề Đốc Nguyễn Thanh Châu (16-1-1973 tới 1-4-1975).
* LIÊN ĐOÀN NGƯỜI NHÁI : Nếu trên bộ có Biệt Kich-Biệt Cách, thì dưới nước có Người Nhái. Họ là những thanh niên thời đại, sống bằng lý tưởng nên xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, khi được giao phó những nhiệm vụ đặc biệt, vô cùng nguy hiểm như ngăn chống lại Đặc Công Thủy của Bắc Việt, vớt mìn, gở thủy lôi, cứu tù binh...
Được thành lập từ năm 1961, với danh xưng là ‘Liên Đội Người Nhái’, được huấn luyện tại Đài Loan. Bắt đầu từ tháng 10-1962, Người Nhái Mỹ (Seal West Coast), phụ trách huấn luyện cho Người Nhái VNCH, tại các Trung Tâm Cát Lái, Nha Trang, Cam Ranh và Vũng Tàu. Muốn trở thành Biệt Hải, Người Nhái... các quân nhân phải trải qua nhiều khóa huấn luyện gian khổ, giống như sự đào tạo một Điệp Viên Ngoại Hạng, trong chiến tranh nhà nghề. Do đó Người Nhái biết sử dụng tất cả cac loại vũ khí của Tây Phương cũng như Khối cộng Sản, biết cách hoạt động, mưu sinh cũng như đào thoát, vì địa bàn hoạt động bao giờ cũng nằm sâu trong đất địch, không có quân bạn và yểm trợ. Thời gian huấn luyện của Người Nhái là 16 tuần, kể cả 10 tuần lễ Địa Ngục. Từ năm 1972 về sau, quân số Người Nhái tăng lên 600 người và trở thành Liên Đoàn Người Nhái, gồm các Toán Hải Kích, Biệt Hải, Tháo Gỡ Đạn Dược, Trục Vớt, Phòng Thủ Hải Cảng. Có tất cả 6 Khóa Huấn Luyện Người Nhái và Đơn Vị Trưởng cuối cùng của Người Nhái là Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp.
3- CÁC VỊ TƯỚNG LÃNH CỦA QLVNCH :
Từ ngày thành lập cho tới khi sụp đổ, QLVNCH có hơn 100 vị tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Nhiều tướng lãnh đã tử trận trước ngày 30-4-1975 như Cố Đại Tướng Đổ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên, Trương Quang Ân, Lê Đức Đạt, Nguyễn Văn Hiếu. Ngày 30-4-1975, khi TT Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, các tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ ... đã lần lượt tự sát để bảo toàn danh dự quân đội và khí tiết của kẻ sĩ. Các tướng Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Văn Sang, Trần Văn Cẩm... bị sa cơ giữa trận, còn Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, bị VC hành quyết tại Cần Thơ vào ngày 1-5-1975 vì không tuân lệnh đầu hàng.
Sau đó hơn phân nửa các tướng lãnh không bỏ chạy, đều bị bắt đi tù tại các trại giam khổ sai từ Nam ra Bắc, tận biên giới Viêt-Lào-Hoa. Chịu cảnh tù tội gần 17 năm, lâu nhất là các tướng Lê Minh Đảo, Trần Quang Khôi, Đỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di.
Từ ngày thành lâp cho tới khi rã ngũ ngày 30-4-1975, QLVNCH có hơn 100 tướng lãnh. Nhiều vị đã anh dũng nằm xuống giữa chiến trường như Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên... hoặc bỏ xác trong chốn lao tù cộng sản tận miền biên giới Hoa-Lào-Việt. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, đeo máy bay Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời.
Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngũ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuôn mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác, nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là cái TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Đạo : ‘Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần – Nhất tướng công thành vạn cốt khô nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành‘. Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai... ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngũ đầu hàng cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.
* THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ :
Xuất thân từ binh chủng Nhảy Dù, từng tham gia Mặt Trận Điện Biên Phủ năm 1954. Nguyên Tư Lệnh Quân Đàn II từ 1974-1975. Viết về Tướng Phú, hầu như các sử gia cận đại trong và ngoài nước, phần nào quy trách nhiệm cho ông, trong trận Ban Mê Thuộc thất thủ vào tháng 3-1975. Kế tiếp là cuộc lui quân từ Pleiku về Tuy Hòa, trên Liên Tỉnh Lộ 7-B hoàn toàn thất bại, làm tan vở gần hết lực lượng hùng hậu của Quân Đoàn II.
Hậu quả làm hằng trăm ngàn đồng bào vô tội và binh sĩ các cấp đã chết thảm trong khi di tản, vì các cấp chỉ huy cuộc lui quân từ Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn, cho tới ngoài mặt trận, chia rẽ đố kỵ, làm mất hết yếu tố thành công, khác xa với cuộc lui quân đêm 20-4-1975 của SD18BB + LD1ND + TK.Long Khánh + TD82BDQ do tướng Lê Minh Đảo đi bộ chỉ huy, trên Liên Tỉnh Lộ 2, lính và dân hầu hết đều được về tới Bà Rịa, kể cả TD2/43/SD18BB của Thiếu Tá Nguyễn Hửu Chế, đoạn hậu trong cuộc lui quân thần tốc này.
Tự biết mình là vị tướng trấn giữ biên cương, không làm tròn trách nhiệm trước đồng bào và quân sĩ dưới quyền, tướng Phú đã khẳng khái kết thúc đời mình bằng độc dược ngày 1-5-1975, dù ông có phương tiện để chạy ra ngoại quốc như một vài tướng lãnh khác. Ông chết trước là để tạ tôi với quốc dân và trên hết là chứng tỏ với giặc Cộng, cái uy vũ của người làm tướng Miền Nam, không phải ai cũng hèn hạ như VC từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... khi sa cơ đã tàn nhẩn bán rẻ đồng đội mình cho địch, để đổi lấy tiền bạc và mạng sống cá nhân.
* THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM :
Tư Lệnh quân đoàn IV tại Cần Thơ. Ông sinh trưởng trong một gia đình danh giá đạo đức tại Thừa Thiên và xuất thân từ Binh chủng Nhảy Dù. Trong cuộc đời binh nghiệp, Ông là một trong những tướng lãnh Miền Nam, cho tới ngày cuối cùng, luôn được tiếng là liêm chính, nghiêm minh và đạo đức.
Ngày 30-4-1975, dù Sài Gòn bị VC tấn công tứ phía nhưng gần hết lãnh thổ Quân Khu IV, quân lực VNCH và các cấp chỉ huy tại các tiểu khu vẫn còn nguyên vẹn và giũ vững tinh thần. Khi Tổng Thống Minh nghe theo sự xúi giục của Nguyễn Hửu Hạnh và đám VC nằm vùng, bắt QLVNCH buông súng đầu hàng. Tướng Nam tuân hành theo lệnh thượng cấp và kỷ luật quân đội nhưng nhất quyết không bỏ chạy cũng chịu nhục trước giặc xâm lăng. Vì vậy ông đã dùng súng tự kết liểu đời mình, ngay trong văn phòng Tư Lệnh quân đoàn tại Cần Thơ, trong sự vô cùng thương tiếc của thuộc cấp và binh sĩ dưới quyền, trong đó có cố Đại Tá Tỉnh trưởng Chương Thiện là Hồ Ngọc Cẩn, cùng binh sĩ, không chịu buông súng đầu hàng.
* THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG :
Ông sinh năm 1933 tại Hốc Môn, tỉnh Gia Định. Nguyên Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó quân đoàn IV. Là người hùng, khi còn là Tư Lệnh SD5BB, đã cùng với Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, lúc còn làm Tỉnh Trưởng Bình Long, đã giữ vửng An Lộc, trong suốt 68 ngày bị 4 SD Bắc Việt vây hảm, trong mùa hè đỏ lửa 1972. Từ năm 1973, Tướng Hưng về làm Tư Lệnh SD21BB, sau đó là Tư Lệnh Phó QDIV.
Ngày 30-4-1975, sau khi Dương Van Minh đầu hàng giặc, Thiếu Tướng Nam tuẩn tiết tại văn phòng tư lệnh. Tướng Hưng về nhà, từ giả thân quyến, bạn bè và binh sĩ dưới quyền, rồi tự sát lúc 8 giờ 30 tối cùng ngày, để mãi mãi cùng với các anh hùng liệt nử, đi vào thanh sử VN muôn đời.
* CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ :
Nguyên Tư Lệnh SD5BB, một SD dã chiến từ Bắc Việt di cư vào Nam từ năm 1955, trải qua nhiều vị tư lệnh nổi tiếng như Woàng A Sáng, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Hưng và cuối cùng là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ từ 1974 cho tới khi tàn cuộc chiến. SD5BB đã trấn giữ nhiều năm vùng đất, tuy sát nách Sài Gòn nhưng hung hiểm, bao gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long.
Tướng Vỹ đả bảo toàn được lãnh thổ gần như nguyên vẹn, cho tới khi có lệnh đầu hàng. Noi gương tiền nhân bất khuất, trước toàn thể sĩ quan các cấp thuộc Bộ Tư Lệnh SD5BB tại căn cứ Lai Khê – Bình Dương, Tướng Vỹ đã dùng khẩu súng lục Beretta 6,35 ly, từng đeo bên mình nhiều năm, để bắn vào đầu tự sát.
* CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI :
Ông xuất thân khóa 7 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, sinh năm 1926 tại Cần Thơ (tài liệu của Nguyễn Thanh Vân). Ông xuất thân từ Binh chủng Biệt Động Quân và là một trong những người có công lớn, trong việc hoàn thành Trung tâm huấn luyện BDQ. Dục Mỹ năm 1961. Đây là lò luyện thép đúng nghĩa, trong việc đào tạo quân nhân các cấp của binh chủng biệt động, chuyên hành quân rừng núi sình lầy. Trước khi trở thành Tư lệnh SD7BB. Chuẩn tướng Hai, đã giữ chức Chỉ Huy Trưởng BDQ/QLVNCH, góp phần lớn trong việc đánh đuổi cộng sản đệ tam quốc tế, ra khỏi thủ đô Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, trong trận Tết Mậu Thân 1968.
Theo bước các cấp chỉ huy tại quân đoàn IV anh hùng là Thiếu Tướng Nam, Chuẩn tướng Hưng..nên ông đã tự sát tại căn cứ Đồng Tâm của BTL.SD7BB vào trưa ngày 30-4-1975. Thi hài ông đã được thuộc cấp, nhân lúc cộng sản đang say men vơ vét chiến lợi phẩm, mang về tận Sài Gòn giao cho gia đình an táng.
Đúng như lời nhận xét thật vô cùng chí lý của Thiếu tướng Mỹ George Wear’ khi quân sĩ VNCH được chỉ huy bởi các cấp lãnh đạo cũng như tướng lãnh giỏi, đạo đức, thì Họ chiến đấu xuất sắc như bất kỳ một quân đội của các nước trên thế giới, mà điển hình nhất là trận đánh cuối cùng tháng 4-1975 tại Xuân Lộc-Long Khánh, đã làm cho tập đoàn lãnh đạo cộng sản, tại Bắc Bộ Phủ phải run sợ và la làng, vì bị thương vong và thiệt hại quá to lớn, hơn bất cứ một trận đánh nào đã xảy ra trong chiến cuộc Đông Dương lần thứ 2 (1955-1975).’
Câu nói trên đã được chứng minh một cách trung thực về khả năng tác chiến thần thánh của QLVNCH, trong viêc ngăn chân và tiêu diệt giặc Bắc xâm lăng. Nhưng tiếc thay những bậc sĩ quan các cấp, đạo đức tài giỏi thì bạc mệnh, đa truân cũng như những cấp lãnh đạo anh minh, lại vô quyền bất lực. Tình trạng VNCH như thế làm sao không mất nước vào tạy đệ tam cộng sản quốc tế, y như nước Sở thời Chiến quốc, vua u mê, quần thần xu nịnh ngu dốt, nên cuối cùng bị Tần quốc thôn tính tiêu diệt.
4-NHỚ ƠN ANH : NGƯỜI LÍNH BẤT HẠNH VNCH
Hai mươi năm chinh chiến, người Lính VNCH đã có 250.000 gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Hiện nay Chính Phủ cũng như QLVNCH không còn nửa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính, càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.
Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực, mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ, xảy ra từ năm 1861-1865, cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại Miền Bắc là kẻ thắng trận, đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người Miền Nam bại trận. Đã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến, vì lý tưởng riêng của họ.
Thế chiến 2 kết thúc, Tòa Án quốc tế Nuremburg, chỉ kết tội những Đầu Sỏ trong phe Trục, mà không hề bắt bớ hay gây khó khăn cho quân nhân các nước Đức-Ý-Nhật.. Năm 1920, Lãnh tụ kháng chiến quân Libya là Tướng Mukhta, bị người Ý bắt và tử hình. Nhưng chính Tổng Tư Lệnh Ý tại Bắc Phi, là người đã ở lại pháp trường, để lo lắng hậu sự cho vị anh hùng dân tộc Libya, vốn là kẻ thù của người Ý lúc đó.
Tại VN, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Phần năm 1867, sau đó là thành Hà Nội năm 1873. Các tướng lãnh thủ thành đương thời là Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu..đã oanh liệt tử tiết theo thành mất và được kẻ thù là người Pháp, tôn kính mặc niệm như chính các tướng lãnh của họ. Sau rốt là số phận của 500.000 quân nhân Mỹ đã tham chiến tại VN, trong số này hơn 50.000 người tử trận. Ngày nay các chiến sĩ trên đã được quốc dân Hoa Kỳ trả lại công lý và danh dự, để họ hiên ngang ưỡn ngực, cũng như an giấc nghìn thu, bên cạnh ông cha, một đời liệt sĩ. Tất cả đã chết cho lý tưởng quốc gia, sống vinh quang và yên nghỉ trong danh dự.
Người lính VNCH trong suốt hai mươi năm binh lửa cũng vậy, đã phơi gan trải mật để bảo vệ cho đất nước và mạng sống của đồng bào, bị cộng sản quốc tế Bắc Việt xâm lăng giết hại. Tóm lại gần hết cuộc chiến, ở đâu có cộng sản khủng bố cướp bóc giết hại dân lành, là ở đó có sự diện của người lính Miền Nam. Ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ, là ở đó người dân trong vùng chiến nạn, tìm đủ mọi cách trốn thoát sự kềm kẹp của giặc cộng, để trở về vùng quốc gia, nhờ che chở đùm bọc. Ai có làm lính tác chiến hay người cán bộ áo đen Bình Định Nông Thôn, Cán Bộ Xã Hội..mới biết được thế nào là nổi thống khổ, trên đe dưới búa, cá nằm giữa dao thớt, người dân tay không hứng hai lằn đạn bạn thù, của người VN trong thời ly loạn. Có là người dân bị kẹt trong vùng xôi đậu, lửa khói bom đạn, mới thấu hiểu đời người lính gian khổ chết chóc muôn trùng. Có là người dân quèn, nghèo sống đời cay cực, mới thương xót cho cảnh ba đồng, ba cộc, của kiếp lính Miền Nam.
Trong nổi chịu đựng hy sinh âm thầm nhưng thảm nhất là người lính đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh và lãnh đạo phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm trong đói nghèo tủi nhục.
Tiếp tay với những tâm hồn thác loạn, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, là bọn báo chí quốc tế bất tài, a dua, xu thời. Nhờ vậy mà cộng sản Bắc Việt, mới có cơ hội tung hoành một mình một cõi, thao túng vẽ vời huyền thoại, bóp mép lịch sử, để đầu độc các thế hệ VN đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ bảo tàn, độc đảng. Nhưng rồi gieo gió thì phải gặt bảo, chính sự khoắc lác dại khờ trên, đã đưa toàn bộ đảng cộng sản VN chìm trong cái vũng bùn ô nhục, khi bí mật lịch sử lần lượt được mọi phe phái bật mí và hồi tưởng.
Nhưng người lính VNCH từ trước tới nay chỉ biết có cầm súng để chiến đấu giữ nước và bảo vệ sinh mạng cho người khác, chứ không quen viết lịch sử để ca tụng một chiều. Cho nên nếu có được một tiếng cảm ơn hay sự hồi phục danh dự, thì đó cũng chỉ là sự phản tỉnh của thế giới tự do khi đã biết được sự thật cùng ý nghĩa của cuộc chiến mà người Miền Nam phải bán mạng để chống ngăn giặc Bắc xâm lăng tới giờ phút cuối cùng. Ngoài ra còn có sự tưởng tiếc muộn màng của đồng bào hậu phương, đối với người chiến sĩ VNCH, khi chính bản thân và gia đình người dân, qua cuộc đổi đời, cũng đã trở thành nạn nhân tận tuyệt, của một chế độ bạo tàn, của những con người không có nhân tính, mà hôm qua chính người dân coi như thần thành, nên đã công khai giúp và theo chúng, đâm sau lưng đồng đội, đồng bào mình.
+ NGƯỜI LÍNH VNCH BỊ TRÍ THỨC THIÊN TẢ ĐÂM SAU LƯNG :
Trong lúc đất nước đang lâm nguy vì giặc xâm lăng phương Bắc, trong lúc gần hết thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội miền Nam, không phân biệt sang hèn, kinh thượng, bỏ nhà, bỏ lớp, bỏ hết tương lai của tuổi trẻ và đời người để lên đường ra biên cương chống giặc thù. Giữa lúc đất nước lầm than, muôn người khốn khổ vì chiến tranh do Hồ Chí Minh và cộng sản mang từ Liên Xô-Trung Cộng vào để dầy xéo non sông tổ quốc, thì tại hậu phương Miền Nam có một số người tự nhận mình là trí thức, giáo sư, tu sĩ, hầu hết đều đang độ xuân thì, mập mạnh nhưng lại tìm cách đứng bên lề cuộc chiến bằng đủ mọi lý do để được hoãn dịch, trốn nghĩa vụ làm trai trong thời tao loạn. Nếu vì sợ chết mà trốn đi lính, thì cũng còn có thể tha thứ nhưng những hạng người này, không bao giờ chịu để yên cho đồng bào và đất nước mình, đang trăn trở trong cơn đau bom đạn, hận thù, đói nghèo và ly biệt. Họ hoàn toàn không thông cảm cho ai hết, ngoài cái lý tưởng đã thu lượm được, qua sách báo tây phương phản chiến và các kinh điển nhật tụng của thiên đàng xã hội chủ nghĩa, trong lúc được sống ở hậu phương, thừa mứa vật chất và thời gian để đâm thọt, phá hoại.
Ngày nay ai cũng biết, cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1955-1975) rất đa dạng, phức tạp, khó có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Nói chung tùy theo lý tưởng, ai muốn gọi thế nào cũng đều có ý nghĩa riêng với người trong cuộc. Cho nên với người Miền Nam VN, thì đây là một cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Cuộc chiến này hoàn toàn khác biệt với cuộc phân tranh của hai họ Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, lúc đó chỉ là cuộc tương tàn nồi da xáo thịt để tranh giành quyền lãnh đạo của đất nước. Trái lại cuộc chiến lần này, người Miền Nam chiến đấu, vừa để tự vệ, vừa bảo vệ phân nửa mảnh đất VN, để khỏi bị Bắc Việt nhuộm đỏ bằng chủ thuyết cộng sản. Nhưng với bọn trí thức thiên tả, phản chiến nằm vùng lúc đó, lại trắng trợn phỉ báng, gọi QLVNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.
Chính bọn trí thức thiên tả này, đã lợi dụng tự do báo chí ngôn luận của VNCH, để viết lách, bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tuyền tuyến, đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng.
+ MỸ BÁN ĐỨNG VNCH CHO cộng SẢN :
Bắt đầu từ ngày 13-5-1968, Mỹ và Bắc Việt đã lén lút đi đêm với nhau tại Paris, để tìm cách đổi chác trên thân xác của VNCH. Nhưng kẻ cắp gặp bà già, nên dù hằng tuần có gặp nhau, Kissinger và Lê Đức Thọ vẫn không đạt được một thỏa thuận nào. Theo tiết lộ mới đây của Kissinger, trong hồi ký ‘The Kissinger Transcripts‘, trong đó đã ghi chép đầy đủ về mọi mánh lới, thủ thuật của Mỹ để ve vãn Trung Cộng, chống lại Liên Xô vào tháng 1-1972. Cũng theo sách dẫn chứng trên, thì Kissinger đã làm đủ mọi thủ đoạn, để đạt cho được mục đích. Trong cuộc, VNCH là con vật tế thần, mà cặp Nixon và Kissinger đã xử dụng, nên cuối cùng dẫn tới sự chấp nhận những điều kiện phi lý, mà Hoa Kỳ dùng bùa viện trợ, ép buộc VNCH phải ký kết trong bản hiệp định ngưng bắn năm 1973. Riêng đối với Bắc Việt, mặt thật cũng đâu có hãnh diện gì hơn VNCH, trong cuơng vị làm đầy tớ Nga-Tàu. Bởi vậy, khi Liên Xô thấy Mỹ và Trung Cộng đã liên kết với nhau, chắc chắn Tàu Cộng sẽ theo Mỹ, bắt VC ngưng bắn có điều kiện. Bởi vậy, một mặt LX viện trợ tối đa cho Hà Nội, đồng thời ra lệnh cho VC mở hết mặt trận này tới chiến dịch khác, mà lần cuối cùng là ngày quốc hận 30-4-1975, đưa cả nước VN trong ba mươi năm đắm chìm trong cảnh nghèo đói, lầm than, hận thù vì vũng bùn ô uế của cái gọi là thiên đàng xã hội chủ nghĩa.
Người Mỹ đã ký kết hiệp định ngưng bắn Ba Lê, chỉ với mục đích rút quân và đem tù binh về nước, để Nixon đắc cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ và Kissingertiếp tục giữ chức lớn trong chính quyền Hoa Kỳ. Ngoài mục đích trên, người Mỹ không cần đếm xỉa gì tới tương lai cũng như số phận của người Việt, nước Việt.
Sau này, khi VNCH đã sụp đổ, nhiều nhân vật quốc tế liên quan tới cuộc chiến VN, đều phê bình sự tắc trách của Hoa Kỳ, khi dựng lên cái quái thai hiệp định ngưng bắn, để bán đứng đồng minh của mình. Chính TT. Nixon cũng đã xác nhận lỗi lầm của mình trong tác phẩm ‘ No More VietNam’ rằng tôi đã thấy những vấn đề nan giải của hiệp định Ba Lê nhưng quan trọng nhất trong thỏa ứơc này là đã không bắt buộc Hà Nội rút hết bộ đội đã xâm nhập về Bắc. Còn M. Gauvin, đại sứ Canada tại Hy Lap, nguyên chủ tịch uỷ hội kiểm soát quốc tế (CICCS) tại VN, đã tuyên bố ‘VNCH bi sụp đổ hoàn toàn do quyết tâm bỏ rơi của Hoa Kỳ. Riêng cái hiệp định ngưng bắn ký kết tại Ba Lê năm 1973, đã không phản ảnh được ý muốn và nguyện vọng của người dân Miền Nam, là muốn sống hòa bình và không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, nên ngay từ năm 1954, họ đã phải bỏ miền bắc để vào Nam, chạy trốn VC’. Nhưng phê bình một cách thẳng thắn, là Sir R.Thompson ‘ Sự sống còn của Nam VN, đã bị người Mỹ tước đoạt hay nói thẳng là bán đứng. Có làm như vậy, Hoa Kỳ mới tránh cho nước mình bị khỏi bị sâu xé tan nát. Một điều nghịch lý khác là cộng sản Bắc Việt, bị bó buộc tới bàn hội nghị, không phải để cứu họ, mà là cứu nước Mỹ. Nên dĩ nhiên Mỹ phải đem đồng minh VNCH ra bán đứng, để đền ơn cứu mạng‘.
Ngoài vấn đề phủi tay tại Nam VN sau khi đã đem được tù binh và hài cốt quân Mỹ về, quốc hội Hoa Kỳ còn bội ước, khi liên tục biểu quyết các đạo luật ngăn cấm can thiệp bằng quân sự của Mỹ tại Nam VN, cắt giảm dần quân viện, không chịu hoán đổi quân trang quân dụng, như các thỏa ước đã ký kết . Sự bất công vô lý, đến đổi Tuỳ Viên Quân Sự (DAO), tại Nam VN, đã phải viết ‘Người Lính VNCH do đó, đã phải chấp nhận sống với những nhu cầu, dưới mức bình thường, làm cho tinh thần người chiến sĩ xuống thấp,vì bị hạn chế các phương tiên ngăn chống giặc‘. Chỉ có Robert S McNamara, cựu bộ trưởng quốc phòng thời TT.John Kenedy, thì vẫn ngoan cố để chạy tội, quên hết trách nhiệm của mình, trong tác phẩm ‘ In Retrospect : The Tragedy and Lessons Of VN ‘, bêu xấu và đổ hết trách nhiệm làm mất nước cho QLVNCH.
Sự thật, khi viết về Quân Lực VNCH, hầu hết các nhà quân sử trên thế giới cũng như các Sử Gia hiện tại của VN như Nguyễn Khắc Ngữ, Chánh Đao, Phan Nhật Nam, Trần Đại Sỹ, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng, Nguyễn Lý Tưởng... đều đứng chung trên quan điểm ca tụng tinh thần hy sinh và trách nhiệm của người lính VNCH, đối với đất nước và đồng bào. Nhờ thiện chiến, có kỷ luật nghiêm minh, biết bổn phận, nên trong suốt cuộc chiến hai mươi năm, dù lúc nào VNCH cũng bị Bắc Việt tấn công lén như Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè 1972... nhưng Họ đã can trường lật ngược hoàn cảnh, để chuyển thắng thành bại. Hầu hết lính và các cấp chỉ huy ngoài chiến trường, đã quyết tử trong giờ thứ 25, tới khi được lệnh bắt buông súng của Dương Văn Minh, mới chịu rã ngủ.
Mới đây có nhiều tác phẩm được công bố như The Pategon Papers, Fires In The Lake của Frances Fitzgeral, The Best and The Brightest của Halberstam và nhất là các hồi ký của Kissinger..đều cho thấy từ khởi đầu cuộc chiền, đến khi tàn cuộc, cho thấy người Mỹ luôn luôn là đạo diễn chính trong thảm kịch VN. Trong lúc cộng sản Bắc Việt, được Tập Đoàn cộng Sản Quốc Tế cả Liên Hiệp Quốc, viện trợ quân sự thả dàn, thì QLVNCH bị Hoo Kỳ qua Viện Trợ, chèn ép bắt bó tay, nên phải chiến đấu trong nghiệt ngã để sinh tồn. Theo Harry H Noyes, qua tác phẩm ‘ Herdic Allies’, với tư cach là một sĩ quan cao cấp của Mỹ, đã chiến đấu nhiều năm ngoài mặt trận, bên cạnh QLVNCH, nên đã có những nhận định rất thẳng thắn, trái ngược với mồm mép mệng lưỡi bọn nhà báo và chính trị con buôn Mỹ và tây phương. Theo tác giả trên, thì thái độ bêuxấu hay bóp méo sự thật, nhắm vào QLVNCH, chẳng qua chỉ là sự kỳ thị chủng tộc thường thấy của bọn da trắng, lúc nào cũng tự xem mình là văn minh, đứng trên các dân tộc khác. Một điều quan trọng khác, là suốt cuộc chiến đẫm máu tại Nam VN, đa số dân tây phương và Hoa Kỳ, đã bị điệp viên của khối cộng sản, củng như KGB của Liên Xô, mua chuộc hay tuyên truyền. Do đó lúc nào họ cũng có cảm tình với Bắc Việt, nên cứ bóp méo sự thật, để khinh bỉ VNCH.
Bảo rằng QLVNCH không chịu chiến đấu, trốn trách nhiệm, chỉ muốn khoán trắng cho quân đội Mỹ, kể cả sự oanh tạc Miền Bắc, là một ngang ngược và phi lý. Để trả lời, nhiều người đã hỏi ngược lại người Mỹ rằng ‘ vậy thì từ năm 1955-1965 và cuối năm 1971-4/1975, khoảng thời gian đó, người Mỹ hoặc chưa tới hay đã rời VN, vậy ai đã chiến đấu với bộ đội Bắc Việt ?’. Còn về vấn đề oanh tạc Miền Bắc, từ đầu tới cuối có khi nào Hoa Kỳ giao trách nhiệm cho Không Quân VNCH, cũng như chịu cung cấp cho họ các loại phi cơ chiến đấu tối tân, để chiến đấu cho có hiệu quả. Một bí mật khác, là người Mỹ dành độc quyền oanh tạc Miền Bắc, để thi hành lệnh của Hoa Thịnh Đốn, là đem gần hết số bom đổ xuống biển hay núi rừng không phải là mục tiêu quân sự cần tiêu diệt. Bởi vậy làm sao dám giao nhiệm cho KQ.VNCH ?
Còn trong thời gian Mỹ tham chiến tại VN, mở các cuộc hành quân tiêu diệt cộng sản. Tất cả đều là HÀNH QUÂN HỖN HỢP, giữa quân Đồng Minh-Hoa Kỳ và VNCH, tiêu biểu như HQ Cedar Faces tại Vùng Tam Giác Sắt (Bình Dương-Hậu Nghĩa), đầu tháng 1-1967, tiếp theo là HQ Toledo, mục đích càn quét Chiến Khu C và Cục R, do Lực Lượng hỗn hợp, gồm Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù-Hoa Kỳ cùng 2 Tiểu Đoàn 33-35/Biệt Động Quân/VNCH đảm trách. Đặc biệt tại Điện Biên Phủ KHE SANH cuối năm 1967, vẫn có quân VNCH tham dư, đó là TD37- BDQ, thuộc Liên Đoàn 1/BDQ của Quân Đoàn I.
Sau cuộc chiến, để chạy tội bán đứng đồng minh, cũng như phản bội Tổ Quốc và đồng bào mình, Hoa Kỳ và bọn khoa bảng-trí thức thân cộng Miền Nam, những người muôn năm trong dòng sử Việt, được bia đời phong cho danh hiệu là ‘TRÍ THỨC CHỒN LÙI’, còn các lãnh tụ cộng sản như Stalin, Mao Trạch Đông, kể cả Hồ Chí Minh, coi rẻ hơn CỤC PHÂN NGƯỜI vì suốt kiếp chẳng làm được một điều gì tốt hay ích lợi, để giúp cho đất nước và đồng bào. Bọn trí thức này theo chân Người Việt tị nạn khắp các nẻo đường hải ngoại, vẫn sống cao sang quyền thế như lúc còn trà trộn trong các Đại Học, Chùa-Nhà Thờ, Tòa Báo, trên các trang sách-thơ, vẫn chứng nào tật nấy, không hề thay đổi lương tâm một chút gì, dù phong trần đã nếm, vinh nhục bề bề và trên hết là vẩn bám vào Người Việt Tị Nạn Cộng Sản để mà sinh tồn, dù rằng chúng đã nói là ĐÃ ĐI HẾt BIỂN nhưng lại không dám về sống với Việt Cộng, để hưởng Vinh Hoa Phú Quý, Tự Do Dân Chủ..trong Xã Nghĩa Thiên Đàng, như chúng hằng ca tụng.
Chính người Mỹ và bọn trí thức-khoa bảng thân cộng này, trước sau vẫn đổ trách nhiệm làm sụp đổ Miền Nam cho các cấp lãnh đạo của VNCH. Riêng sự bảo rằng VNCH không có lãnh đạo xứng đáng, ngang cơ để đối đầu với cáo già Hồ Chí Minh của Bắc Việt, sau khi TT Ngô Đình Diệm bị hạ sát vào ngày 1-11-1963, là điều suy nghĩ quá đáng và đâu có khác gì việc Mỹ nói QLVNCH không chiến đấu, mà chỉ giao hết cho quân đội Hoa Kỳ.
Nhưng mai mĩa nhất vẫn là lời xác nhận của Kissinger, khi cho bách hóa các tai liệu cũ liên 1uan tới chiến cuộc Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975 ) ‘ Mỹ đã chơi với Trung Cộng từ năm 1972, vậy thì bán Miền Nam VNCH cho Cộng Sản Quốc Tế Bắc Việt, qua Hiệp Định Paris 1973, cũng đâu có gì lạ ?‘
Sự thật, QLVNCH từ 1960-1975, đã có rất nhiều cấp chỉ huy tài ba lẫn đạo đức, văn võ vẹn toàn. Họ được đào tạo từ các quân trường nổi tiếng nhất vùng Đông Nam Á thời đó như Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trường Bộ Binh Thủ Đức, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Các Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Cảnh Sát..cũng như Trường Đại Học Quân Sự.
Ngày xưa người Lính VN, chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang, giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa :
‘..xin vì chàng, xếp bào cỡi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng..’
(Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm)
Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nỗi cô độc. Khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.
Thử hỏi trong cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của lính. Trong số này có rất nhiều người đang dấn thân lo chuyện non nước. Không biết trong tâm tư của họ, có một giây phút nào, do lương tâm xao động, khiến họ chợt nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN ? Cũng may hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt.
Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, đã và đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.
‘... tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí
sa trường dung ruổi đã phơi thây
đoàn quân hùng liệt nay về đất
hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy
chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
mà khóc quê hương khuất bến bờ
nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa
mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô..’
Xin nghiêng mình trước đồng đội đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa Dân Tộc Việt. Cũng xin chân thành biết ơn Quý Ân nhân đồng hương khắp mọi nẻo đường lưu xứ, đã và đang hướng về những người lính cũ ngày xưa, giờ họ là Quả phụ, cô nhi và thương phế binh VNCH đang kẹt ở địa ngục xã nghĩa.
Người lính cũ giờ này không cần gì hết vì cái gì họ cũng đã có, kể cả tình thương yêu cuối đời mà đồng bào cả nước đã dành cho họ, như trong những truyện ngắn của nhà văn trong nước Vũ Ngọc Tiến vừa được phổ biến. -/-
Xóm Cồn
tháng 6-2006
HỒ ĐINH
Thursday, September 11, 2008
Ai Còn Ai Mất
THIÊN THẦN MŨ ĐỎ
Ai còn ? Ai mất ?
Mũ Đỏ Lê Quang Lưỡng.
LTS. Tướng Lê Quang Lưỡng Tư Lệnh sau cùng của Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, Ông xuất thân từ Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu................Tướng Lê Quang Lưỡng phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam từ ngày 15 tháng 6 năm 1954 với cấp bậc thiếu úy Trung Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, ngày 1 tháng 9 năm 1965 với cấp bậc Thiếu Tá, ông thành lập Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, ngày 1 tháng 1 năm 1968 với cấp bậc Thiếu Tá, ông nhận chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, ngày 22 tháng 11 năm 1972 với cấp bậc Chuẩn Tướng, ông nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù, ngày 29 tháng 4 năm 1975 ông di tản sang hoa kỳ, định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, Ông về cõi Niết Bàn ngày 21 tháng 9 năm 2005 tại Bakersfield, miền trung Tiểu Bang California, Ông ra đi sau cơn bệnh ngặt nghèo, kéo dài lâu ngày. Ông để lại luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ.
Ông là vị Tướng, vị Tư Lệnh Nhảy Dù duy nhất sinh hoạt chặt chẽ với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2005; năm 1990 ông cùng Đại Tướng Vaugh Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành, của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, đi diễn hành trên đại lộ Constitution, Washington D.C., cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ, đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến nay, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Kỳ, hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.
Bài " Thiên Thần Mũ Đỏ. Ai còn? Ai Mất?", được báo Hồn Việt xuất bản tại miền Nam Ca Li đăng từ năm 1984, chúng tôi xin đăng lại bài này, với bản thảo chính gốc, chúng tôi hoàn toàn không hiệu đính như những báo khác, kể cả báo Hồn Việt, để anh chị em Mũ Đỏ đọc và suy gẫm, xin các anh chị em Mũ Đỏ: Chúng ta cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng nhớ người anh cả của binh chủng Nhảy Dù từ năm 1971-1975.
Tôi vẫn nhớ rõ như mới nhìn thấy hôm qua những khuôn mặt, giọng nói tác phong của những anh em Dù đã cùng tôi vào sinh ra tử. Thiếu Tá Thanh Tiểu đoàn 8 mà đồng đội của người Tiểu Đoàn Trưởng nầy thường gọi là Thanh Râu. Anh em chúng tôi có Thiếu Tá Châu Lùn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1, Thiếu Tá Hạnh, Hào Hoa Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Thiếu Tá Trang Trĩ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Tá Bùi Quyền, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 nổi nóng mặt đỏ gay, Thiếu Tá Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7, biệt danh là Lô Lọ Rượu. Anh em chúng tôi còn có Cậu Út Biên Hòa hay cậu "Bảy Tình" Mười Lựu Đạn tức Trung Tá Thành, Tiểu Đoàn 6, Trung Tá Trần Đăng Khôi Lữ Đoàn 2 tài đức song toàn.
Thiếu Tá Đường TĐ9, thích làm thơ tình lãng mạn, gọi là Đường Thi Sĩ, anh em chúng tôi có Thiếu tá Hồng Thu, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 16 gọi Cô Thu. Chúng tôi có hai Ngọc, Ngọc Long Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 và Ngọc Nga, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4, Làm sao anh em Dù chúng tôi quên được, chúng tôi có 2 người bạn anh hùng, mỗi người chỉ có một mắt. Trung Tá "Bùi Đăng" trong thẻ quân nhân không phải họ "Bùi" cũng chẳng có tên "Đăng", tên anh là Bằng, Anh chỉ có một mắt. Nhưng những chiến sĩ của anh gọi anh một cách âu yếm là Bùi Đăng. Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 cũng chỉ có một mắt từ ngày còn là Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5, anh em Dù gọi là Hiệp sĩ Mù, tội nghiệp Sơn đã hy sinh trong trận chiến sau cùng tại mặt trận Phan Rang. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù của chúng tôi, Hiệp sĩ mù của Thiên thần Mũ Đỏ không xử dụng cùng một loại vũ khí như Hiệp sĩ mù của phim ảnh và tiểu thuyết. Nhưng oai phong người Hiệp sĩ của Quê Hương ta, chẳng thua sút sự hào hiệp của người trong truyện. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù, chúng tôi có nhiều lắm. Làm sao quên Đại Tá Nguyễn Thu Lương, anh em thân thương gọi là Lương Ruột Ngựa. Đỉnh Tây Lai, Bố già Đại Tá Lê Văn Phát, người tử thủ Khánh Dương, người lính già có mặt hầu hết những trận lớn của Quê Mẹ? Bố Già Lữ Đoàn 3? Đúng, chúng tôi có Bố Già đó.
Tháng 6/1972, sau trận Bình Long, tôi được trả về Sư Đoàn Dù, ít lâu sau SĐ Dù được đưa ra Đà Nẵng để tăng phái cho Quân Đoàn I. Lúc đó tôi là Lữ Đoàn Trưởng LĐ1 Nhảy Dù. Cùng với LĐ1 ra vùng I có LĐ2 và LĐ3. Thời gian nầy, Trung Tướng Dư Quốc Đống là Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù.
Sự phân phối các đơn vị Dù tại Quân Đoàn I lúc ấy như sau: Toàn bộ Sư Đoàn Dù ở phía bắc sông Mỹ Chánh, đang tiến quân về hướng Quảng Trị, dọc theo sườn dẫy trường sơn . Tháng 9/1972, tôi được bổ nhiệm làm phụ tá hành quân Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù. Vào tháng 8 năm đó, Trung Tướng Dư Quốc Đống bị bệnh, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư lệnh phó Sư Đoàn được chỉ định đảm nhận Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, còn Đại Tá Bảo, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn thì vừa tử nạn phi cơ, do đó tôi được đảm nhận trách vụ xử lý thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù một cách không chính thức. Cuối tháng 8, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi tôi vào Dinh Độc Lập để làm lễ thăng chức Chuẩn Tướng cho tôi, và sau đó tôi được bổ nhiệm Tư Lệnh phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đóng tại căn cứ Hiệp Khánh, cây số 17 Bắc Huế. Đến tháng 11/1972, tôi chính thức nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, thay thế Trung Tướng Đống từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Khoảng thời gian 72 đến 75 ải địa đầu của Tổ Quốc của ta không phải là vùng đất bình lặng, Quảng Trị, Thạch Hãn, Chu Lai, Cố Đô Huế. Những danh xưng đủ nói lên những trời giao động. Những người lính chiến được đồng bào gọi một cách âu yếm là "Thiên Thần Mũ Đỏ". Trong suốt thời gian máu lửa đó đã có mặt khắp cùng trên những vùng đất ải địa đầu, cùng anh em quân nhân thuộc các quân binh chủng khác, mang lại cho đồng bào, tuy không phải sự bình yên tuyệt đối cũng là một tình hình khả quan.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử, sự phân phối các đơn vị Dù như sau: Hai Lữ Đoàn ở phía nam đèo Hải Vân, một Lữ Đoàn ở phía bắc đèo Hải Vân, chúng tôi đứng vững ở vùng I; Đập những nhịp tim tin tưởng, anh em chúng tôi, một mặt nhìn bao quát tình hình chiến trường khắp nước, một mặt theo dõi mọi tiến thoái của các đơn vị đối phương trong vùng, tay gìm súng sẵn, chờ địch quân. Thói quen tiến vào chỗ chết, thói quen chấp nhận mười thua một ăn mà vẫn chiến đấu oai hùng, đó là đặc tính của anh em Nhảy Dù, mặc dù tin tức giao động đến từ bốn phía, vẫn tiếp tục sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục cố gắng.
Lệnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Sư Đoàn Dù về Sài Gòn hiện ra với tôi, bởi đó như một chấn động. Lúc đó tôi chờ đợi mọi thứ trong tư thế sẵn sàng. Đợi đối phương ào ạt vượt sông Thạch Hãn, đợi chiến xa địch đến đây, miền Trung kiêu hãnh từ những vùng rừng rậm Nam Lào cho đến miền đồng bằng cát trắng Hội An. Nhưng tôi không chờ đợi được điều đó. Lệnh di chuyển Sư Đoàn Dù về Sài Gòn, lệnh không phải chỉ nghe một phía mà từ mọi hướng. Ngày 10.03.1975, Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuộc. 11.03.1975 Ban Mê Thuộc thất thủ. Tổng Thống Thiệu gọi Trung Tướng Trưởng vào SàiGòn nhận chỉ thị. Lệnh khủng khiếp, lệnh làm choáng váng, làm tan nát, đó là "Bỏ vùng I". Dường như muốn cho lệnh tổng quát đó được thi hành chính xác, Tổng Thống Thiệu đòi Trung Tướng Trưởng phải tức khắc cho rút Sư Đoàn Dù về Sài Gòn ngay. Cho chắc ăn, Sài Gòn qua lệnh rút Sư Đoàn Dù về, muốn trói tay Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I. "Trói tay" là một hình ảnh dễ hiểu nhưng có lẽ không đủ nghĩa. Sài Gòn đã lấy mất thanh gươm và chặt hết một cánh tay, cánh tay cầm gươm của Tướng Trưởng khi đối phương bắt đầu tiến tới.
Chỉ sau vài chục giờ sau khi lệnh Tướng Trưởng trả Dù về Sài Gòn, công điện tối mật của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thay vì do Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng ký, nhưng lại do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký gởi cho Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, hạ lệnh toàn bộ Sư Đoàn Dù rời khỏi miền Trung không chậm trễ. Lúc đó tin Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi Quân Đoàn I cũng bắt đầu loan ra.
Ngày 17/03/75, sau khi đã thực hiện đầy đủ những giải pháp kỹ thuật cho các anh em Dù rời miền Trung, chuyển vận, tiếp liệu, an toàn khi ra đi v.v...tôi lên gặp Trung Tướng Trưởng để chào từ giã. Tôi nói với Trung Tướng Trưởng về việc Thủy Quân Lục Chiến cũng sẽ ra đi. Tôi cũng nói lên những lời hàm ý chia sẻ ưu tư của Trung Tướng về sự "Trói tay", sự tước bỏ mọi hỗ trợ trước một trận đánh lớn. Khuôn mặt Tướng Ngô Quang Trưởng, vẫn sẵn ưu tư, càng hiện ra ảm đạm. Ông chỉ cầm tay tôi nói:"Cảm ơn anh và các Anh em Nhảy Dù đã giúp tôi rất nhiều trong những năm qua".
Anh em quân nhân Nhảy Dù nghĩ rằng mình được di chuyển toàn bộ về Sài Gòn. Các Sĩ quan chỉ huy từ Đại Đội cho đến Lữ Đoàn được loan báo là họ được di chuyển về thủ Đô VNCH. Tướng Trưởng được lệnh "trả Sư Đoàn Dù về SàiGòn". Lệnh tôi nhận được cũng rất rõ rệt: Đưa Sư Đoàn Dù về Sài Gòn.
Có thể những sử học trong tương lai cũng tóm tắt sự di chuyển của anh em chúng tôi bằng những dòng chữ "Tướng Thiệu, để chặt tay Tướng Trưởng, để gây cho Dân, Quân miền Trung sự kinh hoàng tột độ, mở đầu cho tan rã ồ ạt, hạ lệnh rút Sư Đoàn Dù ra khỏi tuyến đầu".
Sự việc không hoàn toàn đơn giản như thế. Lệnh rút Sư Đoàn Dù về SàiGòn chỉ là một lệnh bề mặt mà chiều sâu là phân tán Sư Đoàn Dù. Ông Thiệu áp dụng kế hoạch "Bẻ bó đũa" làm tan tành một đoàn quân bách chiến, một Binh chủng oai hùng, xô đẩy những Thiên Thần vào hỏa ngục. 12 Tiểu Đoàn Trưởng trên 18 Tiểu Đoàn, linh hồn của đoàn quân Mũ đỏ hoặc gục ngã ở chiến trường sắp đặt, hoặc rơi vào tay địch, có cả một Lữ Đoàn tan thành mây khói, có cả một Lữ Đoàn đánh đoạn hậu bảo vệ cho đồng bào di tản và tới phiên mình quân trải trên một diện tích rộng lớn, chỉ còn dưới tay được mấy trăm con.
Lệnh tôi nhận được là chia Sư Đoàn Dù ra làm hai nhánh, một đi tàu thủy và một do không vận. Lữ Đoàn 1 và 2 di chuyển bằng phi cơ của Không Lực VNCH. Lữ Đoàn 3 di chuyển bằng tàu HQ-404 của Hải Quân VN. Lữ Đoàn 1 và 2 đến điểm hẹn như ấn định, nhưng Lữ Đoàn 3 không được đưa đến nơi. Khi HQ-404 đến gần Nha Trang thì Hạm Trưởng nhận được lệnh đổ anh em xuống Nha Trang. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, nhưng ý tưởng thắc mắc vì sao Tổng Thống Thiệu nói đưa toàn bộ Sư Đoàn Dù về Sài Gòn để rồi phân tán một phần đi nơi khác. Dù vậy, không bao giờ tôi quên được khuôn mặt, mắt liếc xéo, nụ cười khoái trá, giọng nói chứa đựng thỏa mãn, toàn bộ khuôn mặt toát ra một sự khoan khoái kỳ lạ. Cựu Tổng Thống nhìn tôi với tia mắt kỳ lạ đó với nụ cười ở cuối môi, ông nói: "Theo anh liệu Trung Tướng Trưởng có giữ nổi Quân Đoàn I khi tôi rút Sư Đoàn Dù về đây không?".
Mặc dù lệnh lạc lung tung, bảo về Sài Gòn lại đổ xuống Nha Trang, mặc dù bảo về dưỡng quân lại được ném ra mặt trận, là một quân nhân kỷ luật, ý thức được rằng sức mạnh đến từ kỷ luật sắt thép, anh em Lữ Đoàn 3 xuống Cầu Đá Nha Trang là lên đường đi chiến đấu ngay. Đại Tá Lê văn Phát, người nắm Lữ Đoàn 3 cũng là người có biệt hiệu "Bố Già" đặt Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn tại Huấn Khu Dục Mỹ. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn 3 là nút chặn địch ở Khánh Dương giúp cho các Đơn vị của Quân Đoàn II rút lui an toàn. Biết rõ sự oai hùng của các Thiên Thần Mũ Đỏ của QLVNCH, Văn Tiến Dũng tung 2 Sư Đoàn với quân số 6 lần, là những SĐ 320 và SĐ 10 đánh bọc ngang hông. Lữ Đoàn 3 Dù bình tĩnh và oai hùng chiến đấu, quất cho quân địch tổn thất nặng nề. Lữ Đoàn 3 còn ở Khánh Dương, địch không thể đi lên một bước. Ngày 28/03, vì quân số đối phương đông gấp 10 lần, nên không thể ngăn chặn vĩnh viễn, vì lệnh Sài Gòn hay vì một lý do nào khác, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã ra lệnh cho Đại Tá Phát rút Lữ Đoàn 3 từ Nha Trang vào Phan Rang, sau đó lệnh lại được đưa xuống là bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các thành phần yểm trợ thì rút về Phan Rang, còn 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 thì rút lên núi trấn giữ ở đó. Tại sao lại đưa 3 Tiểu Đoàn Dù lên núi? Nghe tin này tôi vội vã bay ra Phan Rang.
Tư Lệnh Nhảy Dù trên nguyên tắc và bởi định nghĩa là người chỉ huy binh chủng Nhảy Dù. Nếu không được tham dự vào việc soạn thảo kế hoạch hành quân, thì ít nhất trách nhiệm chiến thuật phải được trọn vẹn. Tôi không được Bộ Tổng Tham Mưu hay Phủ Tổng Thống tham khảo một lần nào về việc lui quân, kể từ ngày binh chủng Dù được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy, chiến thuật binh chủng Dù, quyền xử dụng anh em quân nhân Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của Tư Lệnh Dù. Anh em binh chủng tôi, đã bị chặt và giao cho người nầy một mảnh, người kia một miếng. Khi nhìn thấy chiến hữu của tôi bị vất vả cùng cực, tôi chạy ngược chạy xuôi đi can thiệp. Trong những giờ chạy đôn chạy đáo, ý tưởng ghê gớm lóe lên trong tôi, "Phải chăng một ác thần đang làm tê liệt hàng vạn tinh binh trước khi mở ra cuộc hỏa thiêu thành La Mã?".
Tôi bay ra Phan Rang gặp ngay Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi lúc đó là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, đang chỉ huy Bộ tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn III tại đây. Nơi đó tôi cũng gặp Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân. Tôi yêu cầu cho trực thăng lên núi bốc 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 về Phan Rang. Tướng Nghi chấp thuận, chỉ thị Tướng Sang cho Không Quân giúp. Anh em trực thăng đã rất nhiệt tâm và can đảm trong việc bốc hơn 1000 người bỗng nhiên bị ném lên một ngọn núi chơ vơ mà không một lý do chiến lược hay chiến thuật nào giải thích được cả. Lữ Đoàn 3 trong tư thế vững vàng, sẵn sàng chiến đấu nghiêm chỉnh trong vị trí đứng đắn. 30.03.1975, tôi tạm yên tâm, bay về Sài Gòn.
Vừa đặt chân đến Thủ Đô, tôi được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu cho Lữ Đoàn 2 ra Phan Rang thay thế Lữ Đoàn 3, Lữ Đoàn 3 về Sài Gòn tái chỉnh trang Đơn vị. Tôi muốn hét to lên: Tăng cường chớ sao lại thay thế? Mặt trận đang nặng, rút một đập ngăn nước lớn đi, đập mới chưa dựng xong, nước sẽ ùa tới mang lụt lội tàn phá tan tành! SĐ 310 và 320 của đối phương đang di chuyển nhanh về vùng 3 chính vào lúc đầu tháng tư nầy. Sư Đoàn 10 của địch càn quét Nha Trang. Mặt Bắc là Sư Đoàn 10, Nam là các SĐ 310 và 320, tăng chúng ào ào, tù nhân thả ra do bàn tay bí mật từ các khám đường, một số quân nhân của một binh chủng bị mất cấp chỉ huy sinh rối loạn, chính trong biển hỗn loạn và tan vỡ đó, người ta ném Lữ Đoàn 2 Dù, những đứa con thân yêu ruột thịt của tôi, những bằng hữu vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật của tôi, trọn lượng ném vào khoảng trống, viên ngọc quý ném vào đại dương giông bão. Ba Tiểu Đoàn 3, 7, và 11 của Lữ Đoàn 2 chiến đấu như những con cọp bị vây hãm, dường như sợ cái đại dương hỗn loạn đó chưa đủ làm thành một hỏa ngục rực lửa, người ta không ai còn nhớ đến việc tiếp tế cho những Thiên thần Mũ Đỏ từ trời cao đáp thẳng xuống địa ngục A Tỳ.
Anh em Lữ Đoàn 2 mặc dù tình hình rối loạn, mặc dù tin tức giao động từ bốn phía, mất Quân Đoàn I, Quy Nhơn thất thủ, Nha Trang thất thủ, anh em vẫn chiến đấu, cho đến viên đạn cuối cùng. Tiểu Đoàn 6 sau những trận oai hùng được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu rút khỏi Phan Rang, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân của Đại Tá Biết thay thế. Nhưng Tiểu Đoàn 3 chỉ 100 anh em được trực thăng bốc về Phan Thiết, Tiểu Đoàn 11 mất liên lạc toàn diện. Tôi mất Thiếu Tá Thành, con chim đầu đàn của Tiểu Đoàn 11 và Đại Tá Nguyễn Thu Lương, mà anh em chúng tôi thường gọi một cách thân thương là "Lương Ruột Ngựa", con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 2 cũng tại vùng đất lửa này. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân cũng lọt vào tay địch ở Phan Rang.
Chiếc đũa Lữ Đoàn 2 bị bẻ gãy, chiếc đũa Lữ Đoàn 3 bị ném tại Khánh Dương, bốc về Phan Rang, lửa hỏa lực nung nấu mệt nhừ. Ngày 8.4.1975, viên Trung Úy Không Quân tên Trung ném bom Dinh Độc Lập, về mặt dân sự, một số chính khách đối lập bị bắt giữ. Nhưng phản ứng của Tổng Thống Thiệu là đưa "chiếc đũa Lữ Đoàn 1" chiếc đũa còn nguyên vẹn của bó đũa bị tách rời từng chiếc, ra tăng phái Quân Đoàn III, dưới quyền chỉ huy của Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ý tưởng rõ rệt trong tôi lúc đó, và cả bây giờ là Tổng Thống Thiệu sợ đảo chánh nên phân tán các đơn vị Nhảy Dù ra các nơi. Tôi là Tư Lệnh Nhảy Dù nhưng tay chân hoàn toàn bị chặt hết.
Ý tưởng làm sống dậy hình ảnh, một ngày tại vùng I, ở Cố Đô Huế, tôi nói với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: "Trung Tướng cứ để anh em tôi về Sài Gòn làm một chuyến, thử xem sao?" Trung Tướng lắng nghe lặng lẽ. Tôi hiểu Tướng Trưởng cũng như anh em chúng tôi là những người lính đơn thuần, chỉ lấy việc bảo vệ Quê Hương làm quan trọng, không màng gì tới danh vọng và chính trị, chúng tôi không có thói quen chọn lựa những quyết định không liên quan trực tiếp đến chiến trường. Cựu Tổng Thống Thiệu có nghe phong phanh về những toan tính đó không? Trong mọi trường hợp, lúc đó tôi nghĩ là ông phân tán anh em chúng tôi vì nghi ngờ. Bây giờ tôi còn muốn nghĩ như thế. Trừ khi ông muốn bẻ tan bó đũa vì lý do khác
- Lý do khủng khiếp
- Tôi không muốn nghĩ tới lý do đó. Tôi muốn nghĩ đến một sự nghi ngờ. Như một sự xua đuổi ý nghĩ ghê gớm kia.
Lữ Đoàn I ra Quân Đoàn III trấn giữ Xuân Lộc, tăng phái cho Sư Đoàn 18 do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn là chận đứng bước tiến của VC vào SàiGòn. Anh em Dù của Lữ Đoàn 1 đã oai hùng làm tròn nhiệm vụ, địch quân không tiến thêm được một tấc đất. Đoàn quân viễn chinh của Võ Nguyên Giáp, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, bị khựng lại ở ngay cửa ngõ của SàiGòn. Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ, tất cả đều bị đánh bật, tiến lên là phải lùi lại, tấc đất đánh được buổi sáng, buổi chiều anh em Dù ngạo nghễ giành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Sư Đoàn 18 được lệnh rút về Biên Hòa qua ngã Bà Rịa, Lữ Đoàn 1 chiến đấu giữ vững trận tuyến, từ đầu tới cuối. Sau chót đến đêm 28 rạng 29/04, Bộ Đội CS tấn công Lữ Đoàn 1 Dù ở Lăng Can, Bà Rịa đánh đến giờ chót, Lữ Đoàn 1 Dù mới rút ra Vũng Tàu. Tôi được lệnh trực tiếp cho Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù, mà anh em chúng tôi âu yếm gọi là Đỉnh Tây Lai, đứng ở dưới bờ bảo vệ cho những đứa con lên tàu. Người chỉ huy Nhảy Dù có thói quen ở với hiểm nguy cho tới phút cuối cùng, dành sự an toàn cho từng đứa con yêu quý. "Đỉnh Tây Lai" là một trong những Thiên Thần lẫm liệt đó.
Về phần Lữ Đoàn 4, từ Đà Nẵng được rút về SàiGòn giữa tháng 02/74, biệt phái Biệt Khu Thủ Đô. Chính Lữ Đoàn 4, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Minh Ngọc, mà anh em Dù chúng tôi âu yếm gọi là "Ngọc Nga", đã chận VC ở cửa ngõ Thủ Đô, ngang Xa Lộ Biên Hòa, trong những giờ khắc Sài Gòn bắt đầu rơi vào rối loạn. Lữ Đoàn 3 của Trung Tá Trần Đăng Khôi (Lữ Đoàn Phó mới thay thế Đại Tá Phát trong chức vụ Lữ Đoàn Tưởng Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Tá Bùi Quyền Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5, thay thế Khôi trong chức vụ Lữ Đoàn Phó lữ đoàn này) từ Phan Rang rút về đóng ở Hoàng Hoa Thám, đánh những trận chót ngay trong lòng Thủ Đô, mặc dù trăm nghìn giao động cho tới phút chót. Đến những giây phút cuối cùng, anh em Dù vẫn giữ vững từng tấc đất được giao phó, hoàn thành nhiệm vụ thiêu thân, làm nút chặn địch, để đồng bào ra đi bình yên, để được ngã gục trên thân thể của Quê Mẹ nghìn đời.
Tướng Lê Quang Lưỡng
Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù/ QLVNCH
Phan gop y cua ong Vu Van Loc nhan ngay gio lan thu 5
CHUẨN TƯỚNG LÊ QUANG LƯỠNG
1932-2005
Gia Nhập Quân Đội vào ngày 17 tháng 11 năm 1953
1932-2005
Gia Nhập Quân Đội vào ngày 17 tháng 11 năm 1953
***************
(Khoa hoc bat dau ngay chu khong phai cho den thang 6-54)
*****************
Theo Hoc Khóa Cương Quyết, Khóa 4 Thủ Đức vao 1 tháng 6 năm 1954
Thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 5 nhảy dù tháng 8 năm 1954 Tai Hà Nội
Thăng Cấp. Thiếu Úy 1 thang 6 nam 1954.---
Thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 5 nhảy dù tháng 8 năm 1954 Tai Hà Nội
Thăng Cấp. Thiếu Úy 1 thang 6 nam 1954.---
****************************
2) Xin doc lai doan van sau day duoc coi la tuong Le quang Luong viet....dang tren bao Doi hon 20 nam truoc:
(Trich...)"Có thể những sử học trong tương lai cũng tóm tắt sự di chuyển của anh em chúng tôi bằng những dòng chữ "Tướng Thiệu, để chặt tay Tướng Trưởng, để gây cho Dân, Quân miền Trung sự kinh hoàng tột độ, mở đầu cho tan rã ồ ạt, hạ lệnh rút Sư Đoàn Dù ra khỏi tuyến đầu".
Sự việc không hoàn toàn đơn giản như thế. Lệnh rút Sư Đoàn Dù về SàiGòn chỉ là một lệnh bề mặt mà chiều sâu là phân tán Sư Đoàn Dù. Ông Thiệu áp dụng kế hoạch "Bẻ bó đũa" làm tan tành một đoàn quân bách chiến, một Binh chủng oai hùng, xô đẩy những Thiên Thần vào hỏa ngục. 12 Tiểu Đoàn Trưởng trên 18 Tiểu Đoàn, linh hồn của đoàn quân Mũ đỏ hoặc gục ngã ở chiến trường sắp đặt, hoặc rơi vào tay địch, có cả một Lữ Đoàn tan thành mây khói, có cả một Lữ Đoàn đánh đoạn hậu bảo vệ cho đồng bào di tản và tới phiên mình quân trải trên một diện tích rộng lớn, chỉ còn dưới tay được mấy trăm con.
Lệnh tôi nhận được là chia Sư Đoàn Dù ra làm hai nhánh, một đi tàu thủy và một do không vận. Lữ Đoàn 1 và 2 di chuyển bằng phi cơ của Không Lực VNCH. Lữ Đoàn 3 di chuyển bằng tàu HQ-404 của Hải Quân VN. Lữ Đoàn 1 và 2 đến điểm hẹn như ấn định, nhưng Lữ Đoàn 3 không được đưa đến nơi. Khi HQ-404 đến gần Nha Trang thì Hạm Trưởng nhận được lệnh đổ anh em xuống Nha Trang. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, nhưng ý tưởng thắc mắc vì sao Tổng Thống Thiệu nói đưa toàn bộ Sư Đoàn Dù về Sài Gòn để rồi phân tán một phần đi nơi khác. Dù vậy, không bao giờ tôi quên được khuôn mặt, mắt liếc xéo, nụ cười khoái trá, giọng nói chứa đựng thỏa mãn, toàn bộ khuôn mặt toát ra một sự khoan khoái kỳ lạ. Cựu Tổng Thống nhìn tôi với tia mắt kỳ lạ đó với nụ cười ở cuối môi, ông nói: "Theo anh liệu Trung Tướng Trưởng có giữ nổi Quân Đoàn I khi tôi rút Sư Đoàn Dù về đây không?". (Le Quang Luong)
Sự việc không hoàn toàn đơn giản như thế. Lệnh rút Sư Đoàn Dù về SàiGòn chỉ là một lệnh bề mặt mà chiều sâu là phân tán Sư Đoàn Dù. Ông Thiệu áp dụng kế hoạch "Bẻ bó đũa" làm tan tành một đoàn quân bách chiến, một Binh chủng oai hùng, xô đẩy những Thiên Thần vào hỏa ngục. 12 Tiểu Đoàn Trưởng trên 18 Tiểu Đoàn, linh hồn của đoàn quân Mũ đỏ hoặc gục ngã ở chiến trường sắp đặt, hoặc rơi vào tay địch, có cả một Lữ Đoàn tan thành mây khói, có cả một Lữ Đoàn đánh đoạn hậu bảo vệ cho đồng bào di tản và tới phiên mình quân trải trên một diện tích rộng lớn, chỉ còn dưới tay được mấy trăm con.
Lệnh tôi nhận được là chia Sư Đoàn Dù ra làm hai nhánh, một đi tàu thủy và một do không vận. Lữ Đoàn 1 và 2 di chuyển bằng phi cơ của Không Lực VNCH. Lữ Đoàn 3 di chuyển bằng tàu HQ-404 của Hải Quân VN. Lữ Đoàn 1 và 2 đến điểm hẹn như ấn định, nhưng Lữ Đoàn 3 không được đưa đến nơi. Khi HQ-404 đến gần Nha Trang thì Hạm Trưởng nhận được lệnh đổ anh em xuống Nha Trang. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, nhưng ý tưởng thắc mắc vì sao Tổng Thống Thiệu nói đưa toàn bộ Sư Đoàn Dù về Sài Gòn để rồi phân tán một phần đi nơi khác. Dù vậy, không bao giờ tôi quên được khuôn mặt, mắt liếc xéo, nụ cười khoái trá, giọng nói chứa đựng thỏa mãn, toàn bộ khuôn mặt toát ra một sự khoan khoái kỳ lạ. Cựu Tổng Thống nhìn tôi với tia mắt kỳ lạ đó với nụ cười ở cuối môi, ông nói: "Theo anh liệu Trung Tướng Trưởng có giữ nổi Quân Đoàn I khi tôi rút Sư Đoàn Dù về đây không?". (Le Quang Luong)
(Het Trich...)
Bai nay khong phai dich than ong Luong viet.
Ong ngoi noi chuyen voi anh em ky gia bao Doi roi anh Le ba Chu hay anh Nguyen Sa hay anh nao do viet lai. Hoan toan suy dien, khong co gi la chac chan. Truong hop bai bao "Tai sao toi bo quan doan I "cua ong Ngo Quang Truong cung do qui vi Le ba Chu va Nguyen Sa viet roi pho bien tren bao Doi.
Dac biet ca hai bai viet deu co su thoa thuan khong ro rang cua 2 vi tuong lanh ke tren.
Ong Thieu co rat nhieu loi lam nhung khong phai la nhung sai lam nhu cac bai bao ke tren. Khi con sinh tien, chinh toi va cac anh em tuong lanh, dai ta co dip hoi qui vi tac gia ve nhung bai bao nay thi cac tac gia deu noi la bao chi viet nhan danh cac ong. Nhung khong phai chinh cac ong viet. Hoi rang sao khong cai chinh thi qui vi noi la khong can. Ngay nay ghi lai nhung tai lieu chinh thuc cho Vien Bao Tang, toi khong dung cac tai lieu nay nhu la nhung tai lieu chinh thuc cua qui vi de lai. Anh Nguyen Sa khong con nua, nhung khi anh con sinh tien toi co noi chuyen va anh co noi la anh em trong nhom Doi ngoi nghe chuyen, uong ruou voi cac vi nen da ghi lai. C
Ngay nay mong rang co anh nao thuc su la tac gia nen noi lai cho dung. Ong Thieu trong luc ban loan co the ra lenh tien hau bat nhat nhung khong the nao ong co y xe nat su doan Nhay Du
de choi ong Truong. Da 35 nam roi, chung ta khong the suy luan va tan thanh nhung nhan xet la lung nhu vay. Nhung quan diem ma chinh cac vi da ra di deu khong he nghi toi...
Than ai luu y anh Hung chuyen toi cac ban lien he.
Vu Van Loc
TB. Ca hai lan toi deu noi chuyen voi ong Truong va ong Luong tai DC. Noi chuyen voi Nguyen Sa qua dien thoai.
Subscribe to:
Posts (Atom)